Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010

14:31, 30/07/2009

Trong hai năm 2009 - 2010, đất nước ta có những ngày kỷ niệm lớn: 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2009); 65 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/12/2009) và 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2009); 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 -03/02/2010); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch - 2010); 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010); 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2010) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2010); 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2010); 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/193 0 - 18/11/2010). Ngoài ra, còn có những ngày kỷ niệm khác của các ban, ngành, đoàn thể.

 

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 20/3/2009 của Bộ Chính trị (khoá X) Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010 với những nội dung trọng tâm như sau :

 

I- Mục đích yêu cầu

 

1 - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, lý tưởng và đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

- Nâng cao nhận thức về Đảng, chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ

Chí Minh; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lâ nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

 

- Khẳng định những thành tựu vĩ đại của dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. Chỉ rõ những thời cơ, thách thức, chủ trương giải pháp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, hội nhậplquốc tế; động viên các tầng lớp nhân dân nêu cao ý chí quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

- Bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo không khí phấn khởi, cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII.

 

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, lý tưởng và đạo đức cách mạng, lối sống con người Việt Nam, nhất là trong thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên.

 

2- Tiếp tục triển khai Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

 

- Triển khai, tổ chức hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với những việc làm cụ thể, thiết thực.

 

- Cổ vũ các tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.

 

- Biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình trong cuộc vận động; phê phán chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, lối sống thực dụng.

 

3- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, quảng bá giới thiệu về đất nước

và con người Việt Nam, quê hương và con người Thái Nguyên; chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước trong hơn hai mươi năm qua.

 

- Kết hợp các hoạt động kỷ niệm với tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại những địa danh hếch sử cách mạng, huy động sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân, của bạn bè quốc tế. Đẩy mạnh các sáng tác văn học, nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao về đề tài cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước, các điển hình, nhân tố mới; biên soạn và xuất bản một số sách về danh nhân, lịch sử, văn hóa Thái Nguyên. . .

 

- Bảo tồn, tôn tạo các khu di tích lịch sử cách mạng; củng cố, nâng cấp hệ thống bảo tàng, nhà tưởng niệm, đồng thời tích cực tổ chức và đổi mới các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng . . . .

 

II- Một số hoạt động kỷ niệm chính

 

1- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Thường trực cấp uỷ các cấp chủ trì tổ chức Mít tinh kỷ niệm, ôn truyền thống, sinh hoạt chuyên đề về 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

2- Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Uỷ ban nhân dân các cấp chủ trì tổ chức các hoạt động như:

 

- Mít tinh kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức các đoàn về thăm chiến trường miền Nam; thăm, viếng nghĩa trang liệt sĩ.

 

3- Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2010)

 

- Cấp uỷ các cấp chủ trì tổ chức mít tinh kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động.

 

Ban chỉ đạo Cuộc vận động cấp huyện tổ chức gặp mặt điển hình trong thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

 

4- Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2009) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1 945 - 20/9/2009), UBND các cấp chủ trì, tổ chức các hoạt động:

 

- Mít tinh kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

- Triển lãm, hội thảo, toạ đàm, . . . về 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

 

5- Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2010), 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2009) và 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1 989 - 22/12/2009), 65 năm ngày thành lập Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2010), kỷ niệm năm chẵn ngày truyền thống các ban, ngành, đoàn thể: các ban, ngành, đoàn thể tổ chức mít tình kỷ niệm hoặc hội thảo khoa học, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự.

 

6- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch - 2010): thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương.

 

III- Tổ chức thực hiện

 

1- UBND tỉnh thành lập Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn cấp tỉnh; chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

 

2- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về các ngày lễ lớn theo các nội dung trên; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn và biên soạn tài liệu tuyên truyền từng ngày lễ kỷ niệm.

 

3- Các địa phương, đơn vị phát động phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước gắn với các sự kiện hoạt động lớn của địa phương, đơn vị. .

 

4- Các cơ quan, đơn vị, các ngành có ngày kỷ niệm như: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bộ chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến binh, Công an, Liên Đoàn lao động tỉnh, các ban xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ… Xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm, tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn theo quy định.

5- Sở Tài chính, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ mục đích, yêu cầu, nội dung xây dựng kế hoạch,

triển khai thực hiện, bố trí kinh phí cho các hoạt động kỷ niệm.

 

6- Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Văn nghệ Thái Nguyên… xây dựng kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; phối hợp với các cơ quan phát hành sách, ấn phẩm…

 

Căn cứ Kế hoạch trên, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh tổ chức các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, trang trọng, an toàn, tiết kiệm và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc; tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồn bào ở vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và các đối tượng chính sách.