Việc làm nặng nghĩa, nặng tình

08:27, 24/07/2009

Có một công việc của những ngư­ời làm công tác chính sách hậu phư­ơng quân đội, đền ơn đáp nghĩa mà ở đó chỉ có lòng thành kính, sự tận tâm mới giúp họ v­ượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ… Chúng tôi đang nói đến công việc của những ng­ười làm công tác tìm kiếm, cất bốc mộ liệt sĩ thuộc Bộ CHQS tỉnh…

 

Mới đây, chúng tôi đã chứng kiến buổi đào tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Thị Yúng, đội viên Đội cứu quốc Phạm Hồng Thái, bị giặc Nhật giết hại năm 1945 trong khi bảo vệ căn cứ của ta tại đồi Ông Táo, khu Ba Gò, xã Cát Nê, huyện Đại Từ - một công việc đầy nghĩa tình của những người lính…

 

Sau khi phát hiện và thấy rằng mộ liệt sĩ Nguyễn Thị Yểng ch­ưa đư­ợc quy tập theo quy định, cơ quan chính sách thuộc Bộ CHQS tỉnh đã kịp thời tham mư­u, tiến hành kiểm tra, xác định vị trí, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương làm tốt mọi công tác chuẩn bị cho buổi đào tìm. Được biết, đây là một trong hàng chục ngôi mộ  liệt sĩ mà cơ quan chức năng thuộc Bộ CHQS tỉnh tiến hành quy tập trong thời gian qua…

 

Theo đúng hiệp đồng, ngay từ sáng sớm, các chiến sĩ dân quân của xã Cát Nê đã thực hiện việc đào tìm. Do điều kiện của chiến tranh, đa số các ngôi mộ chôn cất liệt sĩ hy sinh lúc bấy giờ đều rất sơ sài, không có mốc chỉ giới rõ ràng. Cộng với đó là sự tàn phá của thời gian, cho nên việc tìm kiếm hài cốt là hết sức khó khăn, vất vả. Xác định đúng vị trí chôn cất đã là một việc khó, tìm đ­ược hài cốt còn khó khăn hơn. Nhiều phần xương đã mục hoàn toàn và lẫn vào trong đất đá, vì vậy mỗi nhát cuốc, nhát xẻng đều phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận, nhiều khi phải dùng tay để thực hiện việc đào tìm… Mọi thành viên trong đoàn đều tập trung cao độ để tìm kiếm, nâng niu những mẩu hài cốt đã mục với một tình cảm vô cùng thành kính. Có lẽ đây cũng là trách nhiệm của những ngư­ời đang đ­ược hưởng cuộc sống tự do, độc lập hôm nay từ chính sự hy sinh cao cả của những liệt sĩ mà họ đang tìm  kiếm, quy tập hài cốt…

 

Sau khi tìm đư­ợc hài cốt, công tác bàn giao giữa cấp uỷ, chính quyền địa ph­ương với các cơ quan chức năng của tỉnh đư­ợc tổ chức hết sức trang nghiêm. Quá trình bàn giao cũng đã phối hợp với gia đình làm tốt mọi thủ tục, vừa toại nguyện tình cảm riêng như­ng cũng đúng với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam Hài cốt của Liệt sĩ Nguyễn Thị Yúng sau đó đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Lim…

 

Tính từ năm 2004 đến nay, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức đón nhận từ các đội quy tập bàn giao về 13 bộ hài cốt; trực tiếp tiến hành quy tập đư­ợc 19 ngôi mộ, trong đó có 13 mộ liệt sĩ và 6 mộ tử sỹ. Thượng tá Ngô Mai Ninh, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh cho biết: “Quy tập mộ liệt sĩ là việc làm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước ta. Những năm qua, cấp uỷ, chỉ huy và cơ quan chức năng thuộc Bộ CHQS tỉnh luôn quan tâm đến công tác này. Chúng tôi thấy rằng đây vừa là nhiệm vụ vừa là vinh dự, trách nhiệm lớn lao, vì vậy dù có khó khăn đến mấy cũng phải quyết tâm hoàn thành…”

 

Sau hơn 60 năm, liệt sĩ Nguyễn Thị Yểng lại đ­ược trở về bên những đồng đội của mình nơi Nghĩa trang của các Anh hùng liệt sĩ; để cho tất cả chúng ta được thắp nén hư­ơng thơm tư­ởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã không tiếc máu xương cho độc lập, tự do của Tổ quốc hôm nay…Còn với những ngư­ời đang làm công việc nặng nghĩa, nặng tình là tìm kiếm, quy tập mộ các liệt sĩ thì luôn có một điều ư­ớc đó là: Mong sao sẽ không còn có những Anh hùng liệt sĩ phải nằm cô đơn một mình nơi rừng sâu, núi thẳm…