Trong chuyến thị sát tình hình bão lũ tại đô thị cổ Hội An và vùng phụ cận, chiều 1/10, Thủ tướng đã làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên vừa bị bão lũ tàn phá.
Tại buổi làm việc quan trọng này, Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống lụt bão Trung ương đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho 8 tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Trị 7.700 tấn gạo và 230 tỷ đồng để khắc phục ngay hậu quả trước mắt.
Quảng
Theo ông Ánh, tổng thiệt hại ước tính ban đầu của Quảng
Mặc dù vậy, ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định, con số thiệt hại này vẫn đang tăng lên hàng giờ khi nước lũ còn bao vây người dân.
Tính đến 8h sáng 1/10, tất cả các đường dây 500kV, 220kV bị sự cố đã xử lý khắc phục và đóng điện vận hành an toàn.
Tuy nhiên, với lưới điện 110 kV, vẫn còn một số đường dây chưa thể khắc phục được như đường dây 110kV mạch 2 Đà Nẵng – Hòa Khánh, đường dây Hòa Khánh – Hải Vân – Liên Chiểu, đường dây Tam Kỳ - Dốc Sỏi, đường dây PleiKrông – Đăk Tô.
Hiện, các đơn vị điện lực mới chỉ khắc phục tạm thời vị trí 151, đóng điện đường dây 110kV Pleiku – Kon Tum, cấp điện cho khu vực TP. Kon Tum.
Do đó, tình hình điện ở đa số địa phương vẫn phập phù, chưa ổn định. Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định hiện mới cấp điện cho hơn 50% địa bàn.
Trước những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra những ngày qua, Quảng Nam đã kiến nghị Thủ tướng sớm cho triển khai chiến lược phòng tránh thiên tai khu vực miền Trung để làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phòng tránh lũ theo phương châm 5 tại chỗ mà tỉnh này đã và đang thực hiện trong những năm qua.
Cụ thể, ông Ánh trình bày, để đảm bảo ổn định lâu dài cho nhân dân vùng ven biển, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu là vô cùng cấp thiết. Trong đó, kế hoạch đầu tư xây dựng khu đô thị nông thôn mới tại địa bàn vùng rốn bão lũ ven biển, ven sông Duy Xuyên-Thăng Bình dù được Quảng Nam qui hoạch (hơn 1.700 ha) có thể ổn định đời sống cho hơn 45.000 dân, nhưng đang gặp phải khó khăn vì thiếu kinh phí.
Theo tính toán của Quảng Nam, nếu không kịp thời sắp xếp, đầu tư cơ sở hạ tầng, mỗi đợt bão lũ như trận bão số 9 vừa qua, tỉnh sẽ phải tiêu tốn mất hàng trăm tỉ đồng để di dân.
"Nguy cơ hàng trăm di tích trong khu đô thị cổ bị ngã đổ sau lũ là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, việc đầu tư nguồn kinh phí để trùng tu, chống đỡ các di tích này là vô cùng bức thiết" - ông Anh nói thêm.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương tinh thần chủ động phòng tránh bão lũ của các địa phương, các bộ ngành liên quan và lực lượng, nhân dân địa phương trong phòng chống, khắc phục hậu quả của bão lũ, đồng thời thăm hỏi đến các gia đình có người bị nạn.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung lực lượng chăm sóc, hỗ trợ, đảm bảo cho người dân không bị thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men và quần áo ấm.
Đây là cơn bão lớn trong lịch sử, gây thiệt hại lớn. Chính vì vậy, các địa phương cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cũng như huy động mọi nguồn lực của xã hội để nhanh chóng khắc phục nhanh hậu quả. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Tuy nhiên, qua đợt bão lũ này, các địa phương cần sớm tổng kết kinh nghiệm phòng ngừa để rút ra bài học cần thiết, tiếp tục đề ra phương án hữu hiệu để người dân miền Trung chung sống bền vững với bão lũ.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả. Trước mắt, Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh 10.000 tấn gạo và 460 tỷ đồng.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc trợ giúp ban đầu của Chính phủ chỉ là biện pháp nhằm giúp các địa phương sớm ổn định đời sống nhân dân. Để có biện pháp căn cơ và lâu dài, các địa phương cần sớm có phương án cũng như biện pháp hữu hiệu đề xuất với Chính phủ xem xét triển khai thực hiện.
"Mục tiêu đặt ra là phòng và tránh bão hữu hiệu. Để làm được điều đó, các địa phương phải kịp thời thông tin cho nhân dân và triển khai nhanh các phương án di dời dân và di dời tài sản đến nơi an toàn. Nhờ chủ động và quyết liệt của các địa phương và bộ ngành Trung ương nên đã giảm thấp nhất thiệt hại và người và tài sản" - Thủ tướng có nhắc nhở.
Nhiệm vụ sắp đến, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương cần hạn chế thấp nhất thiệt hại trong và sau bão lũ, đặc biệt là các cơn bão đã và đang hình thành chuẩn bị đổ bộ vào, nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định đời sống nhân dân và khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, các địa phương phải nhanh chóng tìm kiếm số nạn nhân bị mất tích. "Kiên quyết không để đồng bào bị thiệt mạng không tìm được xác, số người bị thương cần phải được chăm sóc chu đáo. Gia đình người bị thiệt mạng chính quyền cần hỗ trợ và quan tâm" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng lưu ý, với các địa bàn bị cô lập, bằng mọi giá chính quyền các tỉnh cần sớm mở đường để liên lạc giúp đỡ nhân dân kịp thời. Kiên quyết không để bất kỳ người dân nào đói, đau sau bão lũ.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương và lực lượng quân đội, các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc sớm, có kế hoạch dựng lại nhà cho nhân dân bị bão lũ gây ngã đổ, cuốn trôi...Tập trung khắc phục nhanh cơ sở hạ tầng thiết yếu để phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Ông cũng không quên lưu ý các địa phương về sự an toàn của các hồ chứa nước thuỷ điện và phải có qui chế vận hành an toàn hồ và liên hồ.