Việt Nam và Phần Lan sẽ nỗ lực triển khai hiệu quả các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế giữa hai nước, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian tới.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Phần Lan Matti Vanhanen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-17/11/2009.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Matti Vanhanen diễn ra sáng nay 16/11. Sau Lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Matti Vanhanen tại Trụ sở Chính phủ.
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam- Phần Lan
Đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Matti Vanhanen, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây là mốc quan trọng, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Phần Lan lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Thủ tướng Matti Vanhanen một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam; nhấn mạnh, sau 23 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao và liên tục, năm 2009, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam dự báo đạt 5,2% và năm 2010 dự báo đạt từ 6,5-6,7%...
Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Phần Lan về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ngày nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thủ tướng Matti Vanhanen đã trao đổi một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Về chính trị, ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trao đổi đoàn, nhất là trao đổi và tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Phần Lan tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trong Liên minh châu Âu, nhất là ủng hộ Việt Nam trong đàm phán với các nước trong Liên minh châu Âu về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, ủng hộ các sản phẩm hàng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt
Đối với nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Phần Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, Phần Lan đơn giản hóa hơn nữa điều kiện và thủ tục vay để Việt
Phấn đấu kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 1 tỷ USD
Về hợp tác kinh tế song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Matti Vanhanen khẳng định quan điểm: Hai bên sẽ nỗ lực triển khai các biện pháp có thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, trong đó có việc phấn đấu đưa kim ngạch thương mại 2 chiều lên 1 tỷ USD vào thời gian tới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy quan hệ hợp tác về thương mại, đầu tư giữa hai nước có nhiều khởi sắc song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như mong muốn của lãnh đạo hai nước.
Kim ngạch thương mại 2 chiều hai nước năm 2008, mới chỉ đạt khoảng 240 triệu USD là con số còn khá khiêm tốn, trong khi tiềm năng và lợi thế hợp tác giữa hai nước còn rất lớn.
Để đạt được mục tiêu đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt con số 1 tỷ USD vào thời gian tới, hai nước cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, trước mắt cần tạo các điều kiện thuận lợi để hàng hóa của mỗi nước tiếp cận được với thị trường của nhau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Phần Lan đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận khung về hợp tác giáo dục đào - đào tạo trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, y tế, môi trường; tích cực triển khai hợp tác về lao động trong đó có việc nhân rộng hình thức hợp tác “Lao động di cư” mà hai bên đang thí điểm triển khai thực hiện; tiếp tục duy trì viện trợ ODA cho Việt Nam ở mức cao cho các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Thủ tướng Matti Vanhanen đánh giá cao sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Phần Lan là sẽ tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, trong đó có việc ủng hộ các doanh nghiệp của Phần Lan sang hợp tác đầu tư tại Việt Nam cũng như ủng hộ Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Âu.
Thủ tướng Matti Vanhanen cho biết, các doanh nghiệp Phần Lan rất quan tâm tới thị trị trường đầu tư Việt
Với vai trò và vị trí quan trọng đồng thời là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Matti Vanhanen mong muốn Việt Nam ủng hộ Phần Lan ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2013-2014.
Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, trong đó thống nhất quan điểm hai nước tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm đối phó với những hậu quả tiêu cực do biến đối khí hậu và nước biển dâng.
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Matti Vanhanen đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực lao động và chính sách công nghiệp.
Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Matti Vanhanen đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp Phần Lan tháp tùng Thủ tướng Phần Lan trong chuyến thăm Việt Nam lần này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong điều kiện suy thoái kinh tế, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo được các vấn đề về an sinh xã hội.
Hiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới vì lợi ích và sự phát triển chung.
Về các hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài, đến nay, Việt Nam có 11.000 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn lên tới 160 tỷ USD; có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hợp tác làm ăn hiệu quả tại Việt Nam.
Với mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ mẽ các hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài, Việt Nam đánh giá cao và hoan nghênh, chào đón các doanh nghiệp của Phần Lan sang tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cho các doanh nghiệp Phần Lan sang hợp tác và làm ăn hiệu quả ở những lĩnh vực được coi là thế mạnh của Phần Lan như công nghệ thông tin, công nghiệp đóng tàu, chế biến thực phẩm, công nghiệp giấy… vì lợi ích và sự phát triển chung của cả hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định