Đẩy mạnh phát triển kinh tế xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

10:28, 16/12/2009

Thái Nguyên là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là cái nôi của ngành Công nghiệp Luyện thép Việt Nam, trong kháng chiến chống thực dân Pháp Thái Nguyên còn là thủ đô của cả nước. Diện tích tự nhiên 3.541,1 km với 9 dân tộc anh em sinh sống. Hiện nay, Thái Nguyên là một trung tâm giáo dục lớn thứ ba của cả nước với hơn 100.000 học sinh, sinh viên đang theo học, hơn nữa Thái Nguyên còn là trung tâm kinh tế chính trị trọng điểm của các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Xác định rõ vị trí, vai trò của mình, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và LLVT tỉnh Thái Nguyên đã đoàn kết, sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn, đẩy mạnh xây dựng kinh tế gắn liền với công tác quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh vững chắc, đại được nhiều kết quả quan trọng. Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh được củng cố vững mạnh; chính sách dân lộc, tôn giáo của Đảng được thực hiện có hiệu quả, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền địa phương ngày càng một nâng cao; quốc phòng an ninh (QP-AN) được tăng cường, chính trị, trật tự xã hội được ổn định tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế xã hội trên con đường hội nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

 

Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng KVPT vững mạnh về chiều sâu, Đảng bộ tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền xây dựng KVPT tỉnh vững mạnh về chính trị tư tường. Tỉnh ủy đã xác định đây là mấu chốt và là nội dung cơ bản nhất. Theo đó cấp ủy và chính quyền tỉnh đã thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ QSQP đặc biệt là tinh thần của Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về việc liếp tục xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, các cấp uỷ, chính quyền đã xác định những chủ trương biện pháp phù hợp nhằm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục QP-AN cho cán bộ, đảng viên và LLVT trong tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh Cuộc vận động "Học lập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhất là trong việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh.

 

Song song với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Đảng bộ tỉnh đã thường quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh (TSVM) có đủ năng lực lãnh đạo và thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như việc củng cố QP-AN của địa phương trong tình hình mới. Thường xuyên chăm lo, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh, đẩy mạnh Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" thật sự gắn bó và bền vững, phát huy được tính dân chủ của quần chúng nhân dân, tạo được thế trận lòng dân thực sự vững chắc. Từ đó, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kịp thời phát hiện và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, phát huy nội lực, nắm bắt các thời cơ, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, tăng cường mọi tiềm lực để xây dựng KVPT của tỉnh. Là một tỉnh còn nghèo, nhưng Thái Nguyên đã không ngừng cố gắng phát huy nội lực, từ những sản phẩm truyền thống như cây chè, và ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… từ đó tạo nguồn lực vật chất; tinh thần cho một KVPT thật sự vững chắc. Trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, những năm gần đây, tỉnh đã tạp trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nhất là các công trình giao thông, xây dựng cơ bản, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương hiệu chè truyền thống…

 

Tất cả các nội dung trên tỉnh luôn luôn coi trọng phát triển phải phải gắn liền với công tác QP-AN theo chủ trương thống nhất của cấp ủy đảng các cấp. Chính vì lẽ đó, trong những năm qua, tỉnh ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế quốc dân (GDP) chỉ tính riêng năm 2009 ước tính đạt trên 9% đúng theo kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã dần được chuyển dịch theo hướng công nghiệp, các dự án phát triển khu  công nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thu hút đầu tư mạnh và đã thu hút được hơn 400 nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên tới trên 3000 tỉ đồng. Các công trình phát triển giao thông đã được tỉnh luôn đặc biệt coi trọng. Hiện nay đường cao tốc quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công vào ngày 24.11.2009 dự kiến trong năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần rút ngắn thời gian đi lại thông thương giữa Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh bạn để phát triển KT-XH và đây là con đường mang tính chiến lược trong công tác QP-QS, tạo thành mạng lưới liên hoàn trong một thế trận QP-AN vững chắc giữa thủ đô kháng chiến với hậu phương khi có tình huống xẩy ra.

 

Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trên con đường hội nhập, hiện nay vấn đề hòa nhập để phát triển kinh tế của địa phương là khâu mấu chốt quyết định tới tiềm lực phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực mà cơ chế này đem lại còn cho chúng ta thấy nhiều vấn đề mà công tác QP-AN cần đặc biệt quan tâm nhất là tổ chức xây dựng KVPT tỉnh vững chắc. Do vậy, Tỉnh ủy đã thường xuyên theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó việc quy hoạch các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh với các dự án đầu tư nước ngoài cũng như công trình giao thông đã được chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng thẩm định  kỹ lưỡng trước khi triển khai thực hiện nhằm đáp ứng mọi yêu cầu phát triển KT-XH và củng cố QP-AN, xây dựng KVPT tỉnh vững chắc.