Tết Canh Dần này, hàng nghìn kiều bào khắp nơi trên thế giới đã trở về quê cha đất tổ để được hưởng trọn vẹn bầu không khí sum họp, ấm cúng trong mái nhà đại đoàn kết. Cùng với tình cảm của người con xa quê lâu ngày
Một tấm lòng, nhiều dự định
Chắc hẳn, nhiều người dân Thủ đô và cả nước vẫn còn giữ những ấn tượng tốt đẹp về một lễ hội hoành tráng tập hợp nhiều loại hình nghệ thuật lần đầu tiên diễn ra trên cây cầu lịch sử của Hà Nội - cầu Long Biên hồi tháng 10-2009 vừa qua. Tác giả của lễ hội ấy là bà Nguyễn Nga, Việt kiều Pháp, chủ "Ngôi nhà nghệ thuật" (Maison des arts). Xa quê từ nhỏ, hơn ai hết, bà Nguyễn Nga cảm nhận sâu sắc hai tiếng "đồng bào", cùng sinh ra trong một bào thai, cùng là con Lạc, cháu Hồng. Chính hai tiếng thân thương ấy đã thôi thúc bà phải làm gì đó cho đất mẹ Việt Nam. Trước khi trở về quê hương năm 1986, tại Pháp bà đã xây dựng "Ngôi nhà Việt Nam" nhằm kết nối cộng đồng người Việt tại Pháp để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Việt. Rồi, lần đầu tiên đặt chân về đất mẹ, chứng kiến nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, bà Nga quyết định hợp tác với một số trường đại học triển khai một dự án nhân đạo nhằm cải thiện tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Sau thành công của dự án, từ năm 1988 đến nay, trách nhiệm đối với quê hương thôi thúc bà bay ngược, bay xuôi triển khai thêm nhiều dự án, như phát triển than hoạt tính tại Đồng bằng sông Cửu Long, dự án cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải tại Hội An, cấp nước sạch cho quận Hà Đông (Hà Nội)…
Ý tưởng về một festival quanh cầu Long Biên được bà Nga ấp ủ trong những năm tháng sống ở Pháp, khi bà còn nhỏ và được chứng kiến những lễ hội quanh tháp Ép phen. Trở về Hà Nội, sau một thời gian trải nghiệm cảm xúc, bà quyết tâm biến ước mơ lãng mạn của mình thành hiện thực. Được sự giúp đỡ của UBND TP Hà Nội, Festival nghệ thuật "Ký ức cầu Long Biên" đã diễn ra thành công, rất nhiều loại hình nghệ thuật được trình diễn trên cây cầu, biến cầu Long Biên thành một bảo tàng lịch sử và nghệ thuật sống. Dịp này trở lại quê hương ăn Tết, bà Nguyễn Nga sẽ tham gia tổ chức một số hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có hoạt động tổ chức đoàn thuyền rồng gồm 100 nhạc công nổi tiếng, tượng trưng cho 100 người con Việt Nam vừa diễu hành vừa biểu diễn từ Hoa Lư về cầu Long Biên, ra Vịnh Hạ Long, thể hiện hành trình của dân tộc Việt Nam dựng nước, giữ nước đến thời đại Hồ Chí Minh giành được độc lập và từ nay sẽ ra biển lớn. Bà Nga chia sẻ: "Tôi thấy mình vô cùng hạnh phúc được sống trong cảnh hòa bình của đất nước. Chính từ suy nghĩ đó, tôi sẽ làm hết sức mình để phổ biến nền văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc cho bạn bè quốc tế biết đến".
Bà Đinh Kim Nguyệt từ
Ông Nguyễn Quảng Phong, Cố vấn Phát triển kinh tế của Hà Lan (tương đương cục phó Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, lần này về nước, ông mong muốn được chia sẻ và sẵn sàng phổ biến những kinh nghiệm của đất nước Hà Lan về ngành nông nghiệp sinh thái (ngành kinh tế mũi nhọn đưa Hà Lan trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới) cho quê hương, để Việt Nam cũng đạt được những thành tựu như Hà Lan. Theo ông, Việt
Họa sỹ Văn Dương Thành (ở Thụy Điển) luôn tự nhủ, phải cố gắng thực hiện trách nhiệm đối với đất nước. Do vậy, ngay trong ngày đầu năm 2010 - năm đầy ý nghĩa đối với người dân Việt, họa sỹ đã khai trương triển lãm "Ấn tượng Thăng Long ngày Tết". Qua 20 bức tranh sơn dầu, họa sỹ đã miêu tả kiến trúc, không khí, những ấn tượng về một Hà Nội êm ả trong quá khứ và một Hà Nội sôi động của hôm nay. Với triển lãm này, họa sỹ Văn Dương Thành được ví như một đại sứ thiện chí tích cực, mang hình ảnh và ấn tượng đẹp của Việt Nam đến với hàng triệu trái tim của bạn bè quốc tế.
Những việc làm thiết thực, ý nghĩa của bà Nguyễn Nga, bà Đinh Kim Nguyệt, ông Nguyễn Quảng Phong, họa sỹ Văn Dương Thành và nhiều kiều bào khác thật đáng trân trọng. Trên con đường xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu mong đợi, Tổ quốc đang rất cần những tấm lòng và những việc làm thiết thực của kiều bào.