Tiếp sau Điện Biên Phủ, thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam là đỉnh cao lịch sử của cuộc chiến đấu kéo dài gần một trăm năm của dân tộc Việt Nam giữ nước, cứu nước, giành độc lập, tự do.
Chiến thắng của ước vọng ngàn đời và niềm tin sắt đá
Điện Biên Phủ báo hiệu và khởi đầu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Nhà văn - đại tá Pháp Jules Roy tại cuốn "Trận Điện Biên Phủ" của ông xuất bản sau 10 năm nghiên cứu, suy tư về thất bại của quân đội Pháp, đành chua chát thừa nhận: “Đến trận thảm bại Waterloo (dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Napoléon ở Châu Âu năm 1815) cũng không vang động thế giới bằng (thất bại của Pháp) Điện Biên Phủ năm 1954”.
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 thống nhất đất nước Việt Nam bị chia cắt gần một trăm năm, nền thống nhất vốn là ước vọng đời đời của dân tộc ta. Nó mở ra triển vọng “xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “nước Việt Nam sánh vai cùng năm châu” đúng với ước vọng suốt đời và niềm tin sắt đá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo toàn thắng cuộc kháng chiến lâu dài chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng miền Nam năm 1975 và chống chủ nghĩa thực dân cũ năm 1954, cùng với thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, là hai thành tựu vĩ đại nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập năm 1930 cho đến lúc bấy giờ.
Những ai có may mắn trải qua những ngày tháng mùa xuân 1975 trên dải đất Việt
Tiền đề đưa dân tộc bước sang trang sử mới
Những ngày cuối tháng 3/1975, chúng tôi đang có mặt tại cố đô Huế. Mở đầu bài ghi chép vội vàng, tôi viết: “Đến 5/4/1975, Huế giải phóng được 10 ngày. Trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi đó, chính quyền cách mạng đã làm được những việc mà lúc bình thường tưởng hàng chục năm khó thực hiện. Huế đang sống những ngày cách mạng”. Câu này được tòa soạn báo cho in chữ đậm, dùng làm đạo ngữ cho cả bài.
Với tầm nhìn đại cục, xã luận báo Nhân dân ngày 7/4/1975 khẳng định mạnh mẽ hơn: “Trong mấy chục ngày, các lực lượng vũ trang giải phóng và đồng bào ta ở miền
Đó không phải là cảm nhận chủ quan của những người trong cuộc mà phản ánh đúng thực tế và tinh thần lãnh đạo của Đảng. Hãy cùng nhau nhớ lại vài thời điểm đã đi vào lịch sử như những cái mốc quyết định:
Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị quyết định tập trung nhanh nhất mọi lực lượng, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa 1975.
Ngày 14/4, Bộ Chính trị quyết định trận quyết chiến cuối cùng lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
18 giờ chiều ngày 26/4, trận tiến công Sài Gòn - Gia Định bắt đầu.
10 giờ sáng ngày 30/4, Đài Phát thanh Nhật Bản là cơ quan truyền thông nước ngoài đầu tiên đưa tin: Quân Giải phóng miền
11 giờ 30 ngày 30/4, Tổng hành dinh Đại tướng Tổng tư lệnh nhận được điện của Trung tướng Lê Trọng Tấn, Chỉ huy trưởng cánh quân miền Đông báo cáo, một đơn vị đã cắm cờ lên dinh Độc Lập.
Lúc này, Bộ Chính trị đang họp theo dõi diễn biến tình hình mặt trận. Ai nấy phấn khởi, nghẹn ngào, xúc động đến trào nước mắt. Ai nấy đều nhớ đến Bác Hồ. Ước mơ nước nhà độc lập, thống nhất đã thành sự thật nhưng Người đã đi xa… (Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, NXB CTQG - Hà Nội 2000 tr. 340).
Chẳng đúng là những bước đi thần tốc, một ngày bằng mấy chục năm?
Chẳng phải là sự xuất thần của toàn dân tộc?
Thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền
Kỳ tích trong một phần tư thế kỷ
Trong vòng một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt
Tròn 30 năm cái mốc đỉnh cao lịch sử 1975. Cả nước vừa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng lãnh đạo và giỗ Tổ Hùng Vương, nay đang cùng nhau ôn lại những ngày kháng chiến hào hùng với lòng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của mọi thành tựu thế kỷ 20 cũng như của những gì dân tộc ta sẽ đạt được dài lâu sau này.
Chúng ta bước vào kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Người, 65 năm Ngày thành lập chế độ cộng hòa, tiến hành đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, cùng lúc bắt tay thực hiện những nhiệm vụ mà Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (khóa 10) vừa nêu nhằm cái đích cận kề: chuẩn bị cơ bản cho thành công Đại hội lần thứ XI của Đảng, tiếp tục vượt lên tác động xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 - 2010.
Khi Đảng và dân đồng lòng
35 năm qua, kể từ cái mốc đỉnh cao thắng lợi năm 1975, rất nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả… đã và đang dày công nghiên cứu, rút ra những bài học bổ ích không riêng cho dân tộc Việt Nam, tập trung tìm lời giải đáp câu hỏi: Những gì đã làm nên thắng lợi vĩ đại của một nước nghèo, kém phát triển đánh bại một siêu cường quốc hùng mạnh, hung hăng nhất thế gian?
Có thể kể ra nhiều nhân tố: nền văn hóa thâm hậu cùng ý chí kiên cường bất khuất, không quản ngại hy sinh của dân tộc Việt Nam; khối đại đoàn kết toàn dân gắn kết dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản; trí tuệ sáng tạo và nghệ thuật quân sự xuất sắc của người Việt phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế về vật chất và tinh thần; tình trạng chia rẽ sâu sắc trong toàn nước Mỹ do những sai lầm có hệ thống của các nhà lãnh đạo nước ấy về Việt Nam gây nên, một sự chia rẽ quốc gia mà người Mỹ chưa từng biết tới kể từ cuộc chiến tranh Nam Bắc đã lùi xa nhiều thế kỷ về trước trong lịch sử nước họ, sự chia rẽ mà hậu quả nặng nề còn lâu nước Mỹ mới hàn gắn được,...
Tựu trung nổi bật hai nhân tố không ai không nhận thấy dù cho cách nhìn của mỗi người có khác biệt, mà đối phương mặc dù đau đớn xót xa vẫn buộc lòng phải thừa nhận. Đó là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự đồng thuận cao hiếm thấy của nhân dân Việt Nam không phân biệt Nam Bắc, giàu nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, đồng bằng hoặc miền núi, dân tộc đa số hay thiểu số, đang sinh sống trên dải đất hình chữ S hoặc ở nước ngoài…, sự đồng thuận nhằm quyết tâm giành lại bằng được độc lập, tự do, nhân phẩm, “cho dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.
Nói theo lối dân gian: thực sự là Đảng đi trước, làng nước cùng đi, đồng lòng hướng tới cái đích cao cả: độc lập, tự do - điều kiện tiên quyết để chung sức xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Hai nhân tố ấy sẽ đưa dân tộc ta tiếp tục đi lên những đỉnh cao mới.