Người ta biết đến bà với tư cách là phu nhân của cố đại tướng Văn Tiến Dũng, nhưng ít ai biết 65 năm về trước cô gái xinh đẹp Nguyễn Thị Kỳ (tên thật là Cái Thị Tám) chính là người được ông Trường Chinh, tổng bí thư của Đảng, tin tưởng giao nhiệm vụ vào Nam bắt liên lạc với Xứ ủy Nam kỳ chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa. Năm ấy Nguyễn Thị Kỳ 22 tuổi.
Hành trình nghẹt thở
"Đó là năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp...", bà ngồi thẫn thờ với dòng ký ức miên man. Tổ chức quyết định phải đi gấp khiến cô Kỳ xoay như chong chóng. Bố mẹ mất sớm, người chị qua đời chưa kịp lo mai táng, ba em còn nhỏ, chồng (sau này là đại tướng Văn Tiến Dũng) đang chuẩn bị lên chiến khu dự Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ.
Bối rối, cô Kỳ phải bán nhà và tất cả những gì có trong nhà để lo ma chay, trả nợ tiền thuốc cho chị và gửi ba em nhỏ về Vinh ở với người anh trai. Tạm xong việc nhà Kỳ chuẩn bị lên đường.
Trước ngày đi ông Trường Chinh nhắn Kỳ đến gặp. Tin mừng thứ nhất là cô sẽ được vào
"Hôm sau, với mái tóc chải bồng, môi đỏ, má hồng, áo dài lụa màu, vòng vàng giả lấp lánh, tôi lên đường...", bà Kỳ cười hiền lành.
Trên tàu, Lý Chính Thắng và Kỳ đóng vai vợ chồng, quần áo, đồ dùng đều san ra để lẫn trong hai vali, riêng vali Kỳ xách còn có tài liệu, thư từ của tổ chức lót dưới lần đáy thứ hai nữa. Cuộc hành trình chắc sẽ trót lọt nếu như Kỳ... không xinh quá.
Mấy tên lính Nhật trên tàu thấy cô gái đẹp, mặc áo dài lụa, dáng vẻ con nhà quyền quý thì xán lại ngồi cùng, trêu chọc, sàm sỡ. Lúc đầu cô gái Bắc kỳ chỉ nhẹ nhàng tránh né nhưng càng lúc đám lính càng lấn tới thì cô dứt khoát gạt tay ra. Bị phản ứng, mấy tên lính Nhật xông vào tát Kỳ. Đến
Trong lúc nguy cấp, Kỳ trao chiếc vali hai đáy có thư của tổ chức cho Lý Chính Thắng. Hai người chỉ kịp hẹn tìm lại nhau tại một cơ sở bên sông Hương (Huế).
Tại đồn Nhật, trước chiếc vali có nhiều quần áo đàn ông, cô gái "bịa" ra một câu chuyện khá bi thương: "Chồng tôi ở Sài Gòn cờ bạc thua lỗ, tôi phải mang quần áo vào để đưa anh ấy về giao lại cho bố mẹ chồng dạy dỗ".
Đến chiều tối vẫn chưa được thả, hốt hoảng nghĩ đến nhiệm vụ phải hoàn thành, cô Kỳ 22 tuổi đành chấp nhận đánh cược với số phận. "Tôi nói với tên thông ngôn người Việt: tôi là phận gái bị lính Nhật trêu chọc bắt, ông tìm cách xin thả tôi ra, tôi thuận về làm vợ lẽ của ông", bà cười hóm hỉnh.
"Thế rồi lính Nhật thả tôi thật, ông thông dịch viên đưa tôi về nhà trao cho bà vợ cả rồi nhanh chóng quay lại đồn. Tôi dò hỏi rồi tranh thủ lúc bà vợ đang nấu cơm dưới bếp thì chạy ra đường lớn, đón ôtô ngược trở lại Huế. Đến điểm hẹn, anh Lý Chính Thắng đã ngồi đợi từ bao giờ".
Quân ta sợ gặp... quân mình!
Hội ngộ ở Huế nhưng cả hai đều đã lỡ tàu đành phải di chuyển bằng ôtô. Vào đến Phan Rí (Bình Thuận) thì ôtô cũng hết chuyến. "Chẳng còn cách nào tôi hỏi Lý Chính Thắng có biết lái môtô không, tôi mua để anh chạy vào Sài Gòn. Nhưng anh ấy lắc đầu. Thế là đành thất thểu đi bộ".
"Sáng hôm sau, trong một quán ăn chúng tôi gặp một tên lính Nhật đeo gươm lệt xệt. Thấy tôi xinh đẹp, hắn lại tán tỉnh. Anh Lý Chính Thắng làm thông dịch viên. Tên lính Nhật đang trên đường vào Sài Gòn, hắn chỉ qua đây ăn sáng rồi sẽ đi tiếp. Anh Thắng thông báo cho tôi kèm theo một nụ cười ý nhị. Tôi nghĩ kẹt ở đây ngày nào là nguy hiểm ngày đó".
Kỳ đành giả lả ngọt ngào với tên lính Nhật, kể lể hoàn cảnh rồi xin đi nhờ vào Sài Gòn. Tên lính không từ chối được cô gái đẹp, cả Kỳ và Lý Chính Thắng được cho đi cùng trên chiếc môtô ba bánh.
Bà kể tiếp: "Trên xe vào Sài Gòn, tôi và Lý Chính Thắng lo đến rụng tim. Suốt chặng đường phía trước chỉ sợ đụng Pháp - Nhật, đến lúc này chỉ sợ chết dưới tay quân ta. Nhỡ lúc đó du kích bên đường xông ra trừ gian, bắt lính Nhật lấy súng thì chúng tôi chẳng còn đường về".
Tối hôm đó cả ba người vào đến Sài Gòn. Tên lính Nhật lúc nào cũng kè kè bên cạnh người đẹp. Để cảm ơn sự giúp đỡ, hai người mời hắn ăn cơm tối. "Lý Chính Thắng liên tục chuốc cho hắn say. Tối muộn, để lại tên lính say, chúng tôi trả tiền và lên xe", bà kể rành rọt như câu chuyện vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
"Chúng tôi ngủ một đêm ở nhà một cơ sở là công nhân Ba Son. Sau đó tôi được gặp hai anh Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp để trao thư từ, tài liệu của Đảng. Không có gì vui sướng bằng. Mối liên lạc đứt đoạn hơn bốn năm đã được nối. Sau mấy ngày tôi lại ngược ra Bắc, mang theo báo cáo của Xứ ủy
Sau đó bà còn vào Sài Gòn thêm hai lần nữa để đưa thư triệu tập đại biểu Đảng bộ