Ngày 28-1-1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ làng Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc) - nơi tổ chức lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam - đã trở về Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Bên cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đứng lặng hồi lâu xúc động.
Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của một lãnh tụ thiên tài, Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách ra đi, để rồi tìm cách trở về Tổ quốc, trở về trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam trước những bước ngoặt của tình thế đã được Người dự đoán…
Khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm một con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (ngày 5-6-1911), người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới, khoảng cuối năm 1918 hoặc đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập Đoàn thanh niên xã hội và sau đó là Đảng Xã hội Pháp, vì nhận thấy có mối liên hệ giữa những hoạt động của đảng với khát vọng giải phóng dân tộc của mình. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng viên Đảng Xã hội Pháp “Vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” - như sau này tác giả Trần Dân Tiên đã thuật lại. Nguyễn Ái Quốc là một trong số rất hiếm hoi thành viên của Đảng Xã hội Pháp khi đó là người dân của một xứ thuộc địa. Trong mùa hè năm 1919, người ta thấy Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong các cuộc họp của Đảng Xã hội, trong các cuộc họp của Tổng công hội, Hội Nhân quyền...
Trong hai số liên tiếp ngày 16 và ngày 17-6-1920, báo L’Humanité (Nhân đạo) của Pháp đã đăng “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin. Luận cương này được V.I.Lênin trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản họp từ ngày 19-7 đến 10-8-1920. Luận cương của V.I.Lênin đã gây cho Nguyễn Ái Quốc một cảm xúc mạnh mẽ. Qua Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy sự ủng hộ, tìm thấy chỗ dựa, tìm thấy nguồn sức mạnh để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - đã được chỉ rõ là sự chiến thắng của Chính quyền Xô viết trước chủ nghĩa đế quốc thế giới. Ngày 30-12-1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã chính thức trở thành một chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ánh sáng của tư tưởng Lênin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của V.I.Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó...
Ngay sau khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, ngày 19-5-1941, giữa vùng núi rừng Pắc Bó, theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Minh đã ra đời giữa lúc nhân dân Việt Nam đang rên xiết trong cảnh một cổ hai tròng áp bức (thực dân Pháp và phát xít Nhật), vận mệnh dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Với một quyết tâm được xác định rõ trong chương trình của mình là “Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng, tự do”, Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Các tầng lớp quần chúng đông đảo được tổ chức trong những Hội cứu quốc là thành viên của Mặt trận Việt Minh (Nông dân cứu quốc; Công nhân cứu quốc; Thanh niên cứu quốc; Phụ nữ cứu quốc; Phụ lão cứu quốc; Văn hóa cứu quốc...) đã làm cho Mặt trận ngày càng phát triển rộng rãi. Sự phát triển của các tổ chức cứu quốc lan rộng trên khắp các địa bàn nông thôn, thành thị, miền núi, từ Bắc vào Nam đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Mặt trận Việt Minh chính là sợi dây nối liền chặt chẽ Dân - Đảng, Đảng - Dân, để ý Đảng thấm tới lòng dân, tạo ra khả năng cho Đảng có thể phát động một cuộc Tổng khởi nghĩa toàn dân trên địa bàn cả nước. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng ta đã xây dựng được một khối lực lượng chính trị quần chúng mạnh mẽ, được rèn luyện qua những phong trào cách mạng. Cũng do sự phát triển rộng khắp của phong trào Việt Minh, Đảng đã có điều kiện để duy trì các đội du kích, xây dựng những khu căn cứ địa cách mạng, hình thành lực lượng vũ trang cách mạng. Mặt trận Việt Minh ra đời là sự kế tục sự nghiệp đấu tranh của các tổ chức mặt trận đã được Đảng ta tổ chức trước đó: Hội phản đế đồng minh (tháng 11-1930); Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 7-1936); Mặt trận Dân chủ Đông Dương (tháng 3-1938); Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (tháng 11-1939)…
Mặt trận Việt Minh ra đời là kết quả của quá trình vận động cách mạng, là sản phẩm của sự điều chỉnh chiến lược cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta từ Hội nghị Trung ương 6 (tháng 11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì và sau đó được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hoàn thiện tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941). Mặt trận Việt Minh còn là sự hiện thực hóa kết quả thắng lợi của sự phát triển đường lối, chủ trương chiến lược đoàn kết dân tộc, tập hợp đoàn kết quần chúng trong một tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất, đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa cách mạng đến thắng lợi. Sự thành lập và hoạt động của Việt Minh đã trở thành nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh là kết quả của một tư tưởng cách mạng khoa học, sáng tạo. Đây cũng là một bài học thành công của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác mặt trận và chiến lược đoàn kết dân tộc trong Cách mạng Việt
Từ những chặng đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ con đường tiến lên của Cách mạng Việt
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941) cũng là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vũ trang khởi nghĩa ở Việt
Đến tháng 7-1945, phát xít Đức, Italia đã bại trận trên chiến trường châu Âu. Ở châu Á, phát xít Nhật đang trên đường thất bại và sụp đổ. Dù đang ốm nặng giữa rừng Tân Trào, Bác vẫn chỉ thị cho các đồng chí: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa phát triển phong trào quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị lực lượng chính trị và nhạy bén chớp thời cơ phát động toàn dân đứng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền...
Sau này, nhiều nhà nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thống nhất trong nhận định rằng: Hồ Chí Minh là một lãnh tụ luôn xuất hiện đúng lúc tại những thời điểm lịch sử mang tính bước ngoặt. Sự kiện Người trở về Việt