Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri

15:17, 06/12/2011

Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khoá XII và trong vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII, UBND tỉnh đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri.  UBND tỉnh  đã chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh nghiêm túc tiếp thu, xem xét...

Nội dung các ý kiến, kiến nghị này được chia theo các lĩnh vực như: Thực hiện các chế độ, chính sách; công tác quản lý tài nguyên và môi trường; công tác quản lý đầu tư và xây dựng; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn...

 

 Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh nghiêm túc tiếp thu, xem xét, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, của địa phương và điều kiện cụ thể của tỉnh để giải quyết; đồng thời có kế hoạch và giải pháp thực hiện những kiến nghị đó…

 

Trong nội dung báo cáo tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XII (sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến 9-12-2011) về việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị nói trên của cử tri, UBND tỉnh đề cập đến những vấn đề trọng tâm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, có tác động đến một bộ phận lớn dân cư và thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh. Để góp phần phục vụ kỳ họp của HĐND tỉnh, báo Thái Nguyên trích đăng nội dung báo cáo này.

 

Về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri:

 

1. Lĩnh vực chế độ, chính sách xã hội:

1.1. Cử tri T.P Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, T.X Sông Công bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình với các chính sách quan tâm của Nhà nước đối với những người có công với nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách giữa các đối tượng cần phải công bằng, minh bạch. Cử tri đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, chỉ đạo giải quyết kịp thời chế độ cho những người nhiễm chất độc da cam đã có đủ hồ sơ.

 

Trả lời:

Thực hiện Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07-4-2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), ngày 31-3-2010, Sở LĐ-TB&XH đã có Công văn số 417/LĐTBXH-NCC hướng dẫn cấp huyện triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị nhiễm chất độc hoá học (CĐHH) theo quy định của Thông tư trên. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH đã hướng dẫn chi tiết về thủ tục hồ sơ, trình tự thực hiện ở các cấp, trách nhiệm của từng cấp.

 

Với mục đích nhằm giải quyết nhanh việc triển khai thực hiện chế độ chính sách cho người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH trên địa bàn tỉnh, Sở LĐ-TB&XH có văn bản đề nghị Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện triển khai thực hiện gọn tại xã, phường, thị trấn nào thì lập danh sách và chuyển hồ sơ về Sở LĐ-TB&XH để xét giải quyết, không chờ hoàn tất của toàn huyện mới chuyển về Sở LĐ-TB&XH như trước đây. Do đó, khi hồ sơ của người HĐKC bị nhiễm CĐHH được cấp xã chuyển về Phòng LĐ-TB&XH, cấp huyện đã chủ động chuyển về Sở LĐ-TB&XH để kiểm tra. Với những trường hợp đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH, Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành giới thiệu tới Hội đồng Giám định y khoa (GĐYK) tỉnh để kiểm tra những trường hợp bị mắc bệnh theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20-2-2008 của Bộ Y tế và đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng CĐHH của người HĐKC để giải quyết chính sách.

 

Tuy nhiên, trong số hồ sơ người HĐKC bị nhiễm CĐHH được cấp huyện thụ lý chuyển về Sở LĐ-TB&XH, nhiều hồ sơ qua kiểm tra không đủ điều kiện về giấy tờ chứng minh đã tham gia hoạt động trong vùng bị quân đội Mỹ sử dụng CĐHH, hoặc bệnh tật không đúng quy định, vì vậy đã có nhiều khó khăn cho cơ quan giải quyết chính sách trong việc thẩm định hồ sơ. Nhiều hồ sơ giấy tờ chứng minh bệnh tật không hợp lệ, không đúng thẩm quyền, không đúng bệnh, do đó khi kiểm tra Sở LĐ-TB&XH đã phải để lại nhiều; số chuyển vào Hội đồng GĐYK tỉnh cũng mất nhiều thời gian cho cơ quan Thanh tra Sở Y tế kiểm tra, thẩm định tại các cơ sở y tế mà đối tượng điều trị để đảm bảo tính pháp lý của giấy tờ điều trị. Vì vậy thời gian giải quyết một số trường hợp bị kéo dài. Về kết quả giải quyết cụ thể:

+ Tổng số hồ sơ người HĐKC bị nhiễm CĐHH cấp huyện chuyển về Sở LĐ-TB&XH: 1.030  hồ sơ

+ Số hồ sơ Sở kiểm định không đủ điều kiện: 641 trường hợp (đã thông báo về địa phương).

+ Số hồ sơ chuyển Hội đồng GĐYK tỉnh: 321 hồ sơ.

+ Số hồ sơ qua kiểm tra tại cơ sở điều trị của Thanh tra Sở Y tế đã trả lại do giấy tờ điều trị không đúng: 105 trường hợp (đã thông báo về địa phương).

+ Số hồ sơ đủ điều kiện, Sở LĐ-TB&XH đã ra quyết định giải quyết chế độ chính sách: 95 trường hợp.

+ Số hồ sơ đang hoàn tất để chuyển Hội đồng GĐYK tỉnh: 61 hồ sơ.

1.2. Cử tri các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa đề nghị việc xét tặng huân, huy chương cho người tham gia kháng chiến đã đủ hồ sơ phải được giải quyết kịp thời, tránh kéo dài gây bức xúc cho người được hưởng chế độ.

Trả lời:

Thực hiện Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành việc giải quyết tồn đọng trong công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và Hướng dẫn số 117/TĐKT ngày 19-2-2004 của Viện Thi đua, khen thưởng Nhà nước về việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ trình khen thưởng huân, huy chương cho các đối tượng có thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì việc xét tặng huân, huy chương cho các đối tượng trên đã kết thúc từ năm 2004. Tuy nhiên, sau năm 2004, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh tiếp nhận, thẩm định và đề nghị xét tặng kịp thời cho các trường hợp có đầy đủ hồ sơ theo quy định (kèm theo đơn nêu rõ lý do tại sao đến nay chưa kê khai thành tích). Đến nay, còn 06 hồ sơ trình đề nghị tặng huy chương của các trường hợp thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên. Các trường hợp này, UBND tỉnh đã trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương xét tặng tại Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 22-11-2010, hiện tại không còn hồ sơ đề nghị xét tặng huân, huy chương kháng chiến tồn đọng.

Ngày 27-5-2011, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã ban hành Công văn số 837/BTĐKT - Vụ III về giải quyết dứt điểm việc khen thưởng, tổng kết thành tích kháng chiến còn tồn đọng. Theo đó, việc tiếp nhận và giải quyết khen thưởng, xét tặng huân, huy chương kháng chiến còn tồn đọng sẽ được thực hiện đến hết năm 2011.

 

1. Lĩnh vực chế độ, chính sách xã hội:

1.2. Cử tri các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa đề nghị việc xét tặng huân, huy chương cho người tham gia kháng chiến đã đủ hồ sơ phải được giải quyết kịp thời, tránh kéo dài gây bức xúc cho người được hưởng chế độ.

 

Trả lời:

Thực hiện Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành việc giải quyết tồn đọng trong công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và Hướng dẫn số 117/TĐKT ngày 19-2-2004 của Viện Thi đua, khen thưởng Nhà nước về việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ trình khen thưởng huân, huy chương cho các đối tượng có thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì việc xét tặng huân, huy chương cho các đối tượng trên đã kết thúc từ năm 2004. Tuy nhiên, sau năm 2004, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh tiếp nhận, thẩm định và đề nghị xét tặng kịp thời cho các trường hợp có đầy đủ hồ sơ theo quy định (kèm theo đơn nêu rõ lý do tại sao đến nay chưa kê khai thành tích). Đến nay, còn 06 hồ sơ trình đề nghị tặng huy chương của các trường hợp thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên. Các trường hợp này, UBND tỉnh đã trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương xét tặng tại Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 22-11-2010, hiện tại không còn hồ sơ đề nghị xét tặng huân, huy chương kháng chiến tồn đọng.

 

Ngày 27-5-2011, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã ban hành Công văn số 837/BTĐKT - Vụ III về giải quyết dứt điểm việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến còn tồn đọng. Theo đó, việc tiếp nhận và giải quyết khen thưởng, xét tặng huân, huy chương kháng chiến còn tồn đọng sẽ được thực hiện đến hết năm 2011.

 

2. Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

2.1. Cử tri T.P Thái Nguyên, T.X Sông Công, huyện Định Hóa đề nghị tỉnh có biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, xả chất thải chưa qua xử lý của một số nhà máy, xí nghiệp làm ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

 

Trả lời:

Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh và của Thủ tướng Chính phủ về cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 52 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm. Trong số đó, có 44 cơ sở nằm trên địa bàn T.P Thái Nguyên, 9 cơ sở nằm trên địa bàn T.X Sông Công. Huyện Định Hóa không có cơ sở sản xuất nào nằm trong danh sách, còn lại ở các địa phương khác.

 

Trước thực tế này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường và các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị phải xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Đến nay đã có 10 đơn vị được Sở Tài nguyên - Môi trường xác nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm, 10 đơn vị đã hoàn thành xử lý ô nhiễm, nhưng chưa lập hồ sơ xin xác nhận, một số đơn vị đang thực hiện, nhiều đơn vị đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 2008 đến nay, đã có trên 155 lượt cơ sở bị xử lý vi phạm, với tổng số tiền phạt trên 1,5 tỷ đồng. Điển hình là Công ty cổ phần Giấy xuất khẩu, Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty cổ phần MEINFA, Công ty TNHH Titan Hoa Hằng, Công ty cổ phần Cơ khí Gang thép, Công ty TNHH Hồng Hưng… đã xả thải vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần ra môi trường. Qua kiểm tra, nhiều đơn vị đã chấp hành yêu cầu xử lý, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm, nhưng còn có đơn vị không chấp hành, nhiều lần bị xử lý vi phạm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, xác minh và có thể tạm thời đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm kéo dài.

 

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên - Môi trường lập Đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp; tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho cấp huyện; UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý cơ sở gây ô nhiễm, đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm hoàn thành kế hoạch xử lý, kiến nghị tạm thời đình chỉ sản xuất đối với cơ sở gây ô nhiễm kéo dài.

 

2.2. Cử tri T.P Thái Nguyên, các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình đề nghị tỉnh có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Cầu.

 

Trả lời:

Trong thời gian qua, tại nhiều khu vực trên sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép. Trước tình hình trên, Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh và Sở Tài nguyên - Môi trường đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tại thực địa (riêng năm 2011 là 04 cuộc), kết thúc đợt kiểm tra UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các huyện và T.P Thái Nguyên tổ chức kiểm tra, giải tỏa, xử lý, ngăn chặn, đồng thời có biện pháp quản lý không để tái diễn tình trạng trên. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh, UBND các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T.P Thái Nguyên đã tổ chức 17 cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra thực tế đã lập biên bản, thông báo đình chỉ các hoạt động khai thác trái phép, phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng, thu giữ 06 đầu nổ gắn trên tàu cuốc phục vụ khai thác trái phép, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa và ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Cầu thuộc địa bàn quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị trong tỉnh hoặc giáp ranh với các tỉnh lân cận (khi có đoàn kiểm tra, các đối tượng khai thác trái phép thường trốn chạy...). Qua kiểm tra, xử lý, tình trạng khai thác trái phép đã được kiềm chế, song lại tái diễn ở một số nơi.

 

Để quản lý chặt chẽ và đưa hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Cầu vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật, tại các khu vực xảy ra tình trạng khai thác trái phép, UBND tỉnh đã có chủ trương cấp phép thăm dò, khai thác cho các đơn vị có năng lực (hiện có 07 đơn vị đã được UBND tỉnh cấp giấy phép tại 08 khu vực trên sông Cầu với tổng diện tích trên 305ha). Các đơn vị được cấp phép đã và đang hoàn chỉnh các thủ tục để tổ chức quản lý, khai thác theo quy định.

 

Trên cơ sở các quy định của Luật Khoáng sản (có hiệu lực từ ngày 01-7-2011), UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên - Môi trường xây dựng “Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015”. Đề án có đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép. Trong thời gian tới, thực hiện các nội dung của Đề án, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh lập phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (trong đó có cát, sỏi lòng sông) trên địa bàn tỉnh.

 

2. Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

2.2. Cử tri T.P Thái Nguyên, các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình đề nghị tỉnh có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Cầu.

 

Trả lời:

Trong thời gian qua, tại nhiều khu vực trên sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép. Trước tình hình trên, Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh và Sở Tài nguyên - Môi trường đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tại thực địa (riêng năm 2011 là 04 cuộc), kết thúc đợt kiểm tra UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các huyện và T.P Thái Nguyên tổ chức kiểm tra, giải tỏa, xử lý, ngăn chặn, đồng thời có biện pháp quản lý không để tái diễn tình trạng trên. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh, UBND các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T.P Thái Nguyên đã tổ chức 17 cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra thực tế đã lập biên bản, thông báo đình chỉ các hoạt động khai thác trái phép, phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng, thu giữ 06 đầu nổ gắn trên tàu cuốc phục vụ khai thác trái phép, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa và ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Cầu thuộc địa bàn quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị trong tỉnh hoặc giáp ranh với các tỉnh lân cận (khi có đoàn kiểm tra, các đối tượng khai thác trái phép thường trốn chạy...). Qua kiểm tra, xử lý, tình trạng khai thác trái phép đã được kiềm chế, song lại tái diễn ở một số nơi.

 

Để quản lý chặt chẽ và đưa hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Cầu vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật, tại các khu vực xảy ra tình trạng khai thác trái phép, UBND tỉnh đã có chủ trương cấp phép thăm dò, khai thác cho các đơn vị có năng lực (hiện có 07 đơn vị đã được UBND tỉnh cấp giấy phép tại 08 khu vực trên sông Cầu với tổng diện tích trên 305ha). Các đơn vị được cấp phép đã và đang hoàn chỉnh các thủ tục để tổ chức quản lý, khai thác theo quy định.

 

Trên cơ sở các quy định của Luật Khoáng sản (có hiệu lực từ ngày 01-7-2011), UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên - Môi trường xây dựng “Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015”. Đề án có đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép. Trong thời gian tới, thực hiện các nội dung của Đề án, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh lập phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (trong đó có cát, sỏi lòng sông) trên địa bàn tỉnh.

 

3. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng và giao thông vận tải

3.2. Cử tri phường Trưng Vương (T.P Thái Nguyên) đề nghị tỉnh kiểm tra, rà soát việc thực hiện một số dự án tại khu vực trung tâm thành phố như dự án Khách sạn Hoàng Bình và dự án Trung tâm Thương mại do Công ty CP Trung Tín đầu tư đã được quy hoạch nhiều năm nay,  nhưng chưa được triển khai thực hiện.

Trả lời:

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, đến hết quý III/2011, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 539 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương cho tỉnh Thái Nguyên là trên 160.000 tỷ đồng. Phần lớn các dự án sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ cam kết; đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh các dự án triển khai đảm bảo đúng tiến độ, còn có những dự án triển khai chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khủng hoảng kinh tế; năng lực tài chính của nhà đầu tư, năng lực phối hợp, tổ chức thực hiện dự án của một số nhà đầu tư còn hạn chế; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn….

 

Đối với các dự án chậm tiến độ hoặc chủ đầu tư cố ý kéo dài, dự án có tư tưởng giữ đất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và các địa phương tập trung kiểm tra, rà soát, kiên quyết thu hồi đối với những dự án này. Việc rà soát, thu hồi dự án chậm tiến độ được thực hiện một cách thường xuyên nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Năm 2010, UBND tỉnh có quyết định thu hồi đối với 12 dự án. Năm 2011 tiếp tục rà soát bước đầu và báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh thu hồi đối với 22 dự án đầu tư (đến thời điểm hiện nay), trong đó có Dự án Thái Nguyên Building của Công ty CP Trung Tín, Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp Sông Cầu do Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình làm chủ đầu tư, cụ thể:

 

* Dự án Thái Nguyên Building:

- Chủ đầu tư: Công ty CP Trung Tín, địa chỉ: xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

- Dự án đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 17121000003 ngày 02-1-2009.

- Địa điểm thực hiện dự án: Phường Trưng Vương, T.P Thái Nguyên

- Diện tích đất dự kiến sử dụng: 2.998m2  

- Vốn đầu tư dự kiến: 272 tỷ đồng

- Tiến độ cam kết ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư: Khởi công quý I/2009, hoàn thành tháng 3-2013.

- Tiến độ cam kết sau khi có thông báo thu hồi: Khởi công xây dựng quý IV/2011, hoàn thành quý III/2013.

* Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp Sông Cầu:

- Chủ đầu tư:  Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình

- Dự án đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số  17121000021 ngày 07-11-2007.

- Địa điểm thực hiện dự án: Phường Trưng Vương, T.P Thái Nguyên

- Diện tích đất dự kiến sử dụng: 2.851,7m2

- Vốn đầu tư dự kiến: 248 tỷ đồng

- Tiến độ cam kết ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư: Khởi công năm 2007, hoàn thành và đưa vào sử dụng quý IV/2010.

- Tiến độ cam kết sau khi có thông báo thu hồi: Khởi công xây dựng quý IV/2011, hoàn thành quý IV/2013.

 

Đối chiếu với các quy định và tiến độ cam kết được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư thì các dự án này đã chậm tiến độ và có đủ điều kiện chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo Điều 65 của Luật Đầu tư năm 2005, Điều 68 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, sau khi có thông báo thu hồi hai dự án này, chủ đầu tư đều có văn bản phản hồi cam kết: Hết tháng 12-2011 nếu không tổ chức động thổ khởi công dự án thì đề nghị UBND tỉnh sẽ thu hồi dự án đầu tư theo quy định. Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong việc nỗ lực triển khai dự án, UBND tỉnh tạm thời chưa có quyết định thu hồi đối với hai dự án này; trong trường hợp nhà đầu tư vẫn không triển khai khởi công theo phản hồi cam kết (quý IV/2011),UBND tỉnh sẽ thực hiện việc thu hồi dự án theo quy định.

 

3.3. Cử tri huyện Phổ Yên, T.X Sông Công đề nghị tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo Quốc Lộ 3.

Trả lời:

 

Đoạn Quốc lộ 3 cử tri đã phản ánh là từ Km 33+350 - Km63+200 (29,85km), trong đó:

 

- Đoạn Km33+350 - Km34+500 (1,15 km): do Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phướng. Dự án do Liên danh Công ty CP Sông Đà 27 và Công ty CP Xây dựng hạ tầng Sông Đà trúng thầu và ứng vốn để thi công. Tuy nhiên, do năng lực, đơn vị thi công không thực hiện được theo cam kết nên công trình bị chậm tiến độ khoảng 9 tháng. Để đảm bảo tiến độ thi công các hạng mục của dự án, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương bổ sung nhà thầu phụ cùng thực hiện và phấn đấu hoàn thành dự án vào quý IV/2011.

 

- Đoạn Km51 - Km63+200 (12,2 km) được đầu tư bằng nguồn vốn vay JICA do Ban Quản lý dự án An toàn giao thông (Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) làm chủ đầu tư, khởi công ngày 08-6-2011, theo kế hoạch sẽ hoàn thành đầu năm 2013. Ngay sau khi khởi công, chủ đầu tư đã tích cực chỉ đạo các nhà thầu huy động máy móc thiết bị, tập kết vật liệu tại công trường và chủ động phối hợp với địa phương giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).

 

Hiện nay, theo đề nghị của địa phương, Ban Quản lý dự án ATGT đang trình Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục Đường bộ cho bổ sung 2 đoạn tuyến (Km44+700 - Km51 và Km63+200 - Km64+500) vào dự án.

Như vậy, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện còn 10,2km Quốc lộ 3 (Km34+500 - Km44+700) lập dự án đầu tư theo hình thức BT kết hợp BOT.

UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị thống nhất với Bộ Giao thông - Vận tải về quy mô dự án để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án từ năm 2011 đến 2013.

 

5. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

 

Cử tri huyện Định Hóa, T.P Thái Nguyên, T.X Sông Công đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp các trường mầm non để đảm bảo đủ lớp học cho trẻ em mẫu giáo.

 

Trả lời:

Theo phân cấp của tỉnh hiện nay, việc đầu tư xây dựng trường lớp cho các cấp học mầm non, tiểu học, THCS thuộc trách nhiệm của các huyện, thành phố, thị xã và huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư tại các địa phương. Tỉnh có cơ chế hỗ trợ các địa phương cụ thể để tăng cường việc đầu tư xây dựng cơ sở trường, lớp học cho ngành Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01-2-2008 của Thủ tướng Chính phủ. từ năm 2008 đến 2011, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng được 1.393 phòng học để thay thế các phòng học tạm, cấp 4 bị xuống cấp nghiêm trọng, với tổng vốn đầu tư là 220,104 tỷ đồng. Trong đó có 509 phòng học cho cấp học mầm non với tổng vốn đầu tư là 78,922 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã trình Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo tiếp tục thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2011-2015, với tổng số phòng học đầu tư xây dựng là 4.132 phòng, tổng vốn đầu tư là 1.596,72 tỷ đồng, trong đó có 1.422 phòng cho cấp học mầm non với tổng vốn đầu tư là 549,5 tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 08-8-2011 về việc Phê duyệt chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2014 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó xác định phải đầu tư xây dựng mới 281 phòng học và 39.412m2 phòng chức năng với tổng vốn đầu tư là 221,3 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ là 123,765 tỷ đồng, ngân sách địa phương (huyện, xã) là 97,535 tỷ đồng).

 

6. Về lĩnh vực y tế

Cử tri huyện Phú Lương phản ánh tình trạng khám, chữa bệnh cho người đóng bảo hiểm y tế (BHYT) thủ tục phức tạp, thiếu nhiều loại thuốc điều trị thông thường, không khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, gây khó khăn cho người được hưởng bảo hiểm. Việc cấp thẻ còn nhiều sai sót.

 

Trả lời:

 

Thủ tục khám, chữa bệnh của người đóng BHYT hiện nay đang thực hiện tuy đã được đơn giản hoá rất nhiều so với giai đoạn trước đây, song như ý kiến cử tri đã nêu vẫn còn khá phức tạp. Tuy nhiên, việc thực hiện phải theo những quy định cụ thể:

 

- Các thủ tục yêu cầu người đóng BHYT cần có khi đi khám, chữa bệnh đều thực hiện theo Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

 

- Ngoài thẻ BHYT, cần có bằng chứng để chứng minh tính xác thực của cá nhân người đóng BHYT khi đi khám, chữa bệnh để giúp cho công tác quản lý và tránh những hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh BHYT.

 

Các thủ tục phức tạp như cử tri nêu trên sẽ được đơn giản hoá khi thực hiện BHYT toàn dân.

 

- Về ý kiến thiếu nhiều loại thuốc điều trị thông thường:

Danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại các tuyến y tế (xã, huyện, tỉnh, Trung ương) được Bộ Y tế quy định theo phân tuyến kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc chữa bệnh đối với từng tuyến y tế. Danh mục thuốc BHYT cũng được xây dựng dựa trên danh mục thuốc thiết yếu nêu trên. Theo báo cáo của Sở Y tế, hiện nay không có tình trạng thiếu thuốc điều trị thông thường, mà chỉ thiếu thuốc đặc trị ở tuyến dưới do sự khống chế của danh mục thuốc được Bộ Y tế quy định.

 

- Về ý kiến không khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, gây khó khăn cho người được hưởng BHYT:

 

Việc các nhân viên y tế được nghỉ 2 ngày/tuần và các ngày lễ, Tết là thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Trong các ngày nghỉ, các cơ sở y tế bố trí kíp trực để phục vụ bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú và các trường hợp cấp cứu, không thực hiện khám bệnh thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, ý kiến cử tri nêu là không khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ là chưa hoàn toàn chính xác.