Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành quả cách mạng.
Xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao và kiến tạo sự phát triển đó chính là nhân dân, lực lượng to lớn nhất, quyết định nhất làm nên lịch sử. Như những đợt sóng dâng trào thúc đẩy con thuyền cách mạng, nhân dân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải biến xã hội. Cuộc cách mạng của chúng ta - cách mạng XHCN do Đảng tiên phong dẫn đường với nhiệm vụ triệt để nhất, sâu sắc nhất, toàn diện nhất và trọng đại nhất, vai trò của quần chúng nhân dân càng có hai lần ý nghĩa. Cũng vì thế, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành quả cách mạng.
Quan hệ máu thịt, cá - nước
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi có giai cấp là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng của nhân loại là cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản để cuối cùng giai cấp vô sản có sứ mệnh đào huyệt chôn vùi chủ nghĩa tư bản. Trong cuộc đấu tranh ấy, giai cấp vô sản muốn chiến thắng phải tổ chức ra đội tiên phong là bộ tham mưu chỉ huy giai cấp đồng thời chỉ huy cả dân tộc.
Các đảng cộng sản được tạo lập để lãnh đạo cuộc đấu tranh ấy phải được sinh thành từ phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đối với Việt
Quan hệ giữa lãnh đạo với chủ nhân
Đây là mối quan hệ đặc biệt và rất độc đáo: Đảng vừa là người lãnh đạo, cầm quyền, vừa là người phục vụ nhân dân, còn nhân dân theo sự lãnh đạo của Đảng nhưng lại là chủ nhân đất nước.
ĐCSVN là bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
Sinh thời, trong tất cả các bài viết hoặc các buổi nói chuyện của mình về bất kể lĩnh vực nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc tới nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về nhân dân rất độc đáo, không những khẳng định dân là gốc của nước, của cách mạng mà còn đặt dân ở vị trí tối thượng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”(1). Dân là chủ, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(2). Người căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các quan chức chính phủ, từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(3).
Dân được hiểu ở đây là nhân dân, là dân tộc. Quan hệ giữa Đảng với nhân dân suy rộng ra là Đảng với cả dân tộc. Đảng vừa lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo dân tộc, lại vừa phục vụ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, là công bộc của dân. Nhân dân phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, đi theo con đường mà Đảng tiên phong dẫn lối, nhưng đồng thời nhân dân lại là chủ nhân của xã hội, của chế độ. Mối quan hệ biện chứng này đòi hỏi Đảng phải có đủ bản lĩnh trí tuệ, mẫu mực để lãnh đạo nhân dân; có đủ đạo đức để phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc. Đến lượt mình, nhân dân làm chủ, thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chính quyền, các tổ chức mà nhân dân chọn lựa. Đồng thời quần chúng nhân dân thực hiện nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhưng phải có Đảng lãnh đạo, dẫn đường.
Quan hệ của những người đồng hành, cùng chí hướng, cùng mục tiêu lý tưởng
Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, anh dũng, bất khuất. Từ khi thực dân Pháp xâm lược, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Các cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận phong kiến. Các phong trào Cần Vương, Duy Tân, Đông Du; khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Điều đó chứng tỏ nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng ủng hộ và tham gia các phong trào chống ngoại xâm; còn các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo các phong trào khi ấy đều có trí dũng, không thiếu quyết tâm, nhưng tất cả họ, kể cả giai cấp phong kiến và đại diện cho thế lực tư sản đều không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong tình thế đen tối như không có đường ra, cả dân tộc cùng chung một khát vọng và nhu cầu cấp bách là tìm con đường nào và ai sẽ là người gánh vác sứ mệnh trọng đại đó.
Nhưng chính lịch sử lại có lời giải đáp. Năm 1930, ĐCSVN ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, sự gắn kết từ nhân dân với Đảng. Với sự dẫn đường và tiên phong của Đảng, nhiệm vụ giải phóng dân tộc do nhân dân tiến hành đã hoàn toàn thắng lợi. Trên con đường đi tới, lý tưởng về một đất nước hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đã trở thành mục tiêu chung mà Đảng và nhân dân cùng phấn đấu để thực hiện. Tiến bước trên con đường độc lập dân tộc và CNXH, quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng củng cố vững chắc, trở thành quy luật phát triển của Đảng và của đất nước.
Cội nguồn của sức mạnh Việt Nam
Hơn 80 năm qua, kể từ khi có Đảng, nhân dân Việt Nam tin yêu Đảng, theo Đảng suốt hành trình cách mạng. Mối quan hệ giữa Đảng với Dân bền chặt như máu thịt. Chính có mối quan hệ sắt son đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã lập nên bao kỳ tích: Tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, xây dựng nước Việt Nam mới, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, thống nhất đất nước, cả nước đi theo con đường XHCN, thực hiện công cuộc đổi mới với những thành tựu tuyệt vời.
Qua những chặng đường lịch sử đầy khó khăn gian khổ nhưng đều giành được thắng lợi vẻ vang, mối quan hệ giữa Đảng với Dân cũng được tôi luyện và khẳng định như một khối vững chắc không gì lay chuyển. Vượt qua thử thách của lịch sử, nhân dân ngày càng thấu hiểu về Đảng ta - Đảng cách mạng kiên cường và bản lĩnh, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là thực hiện lý tưởng cao đẹp: độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Đến lượt mình, Đảng ngày càng quan tâm đến nhân dân, mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đều xuất phát từ dân, lấy dân là gốc. Đảng coi công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng.
Thực tế đã khẳng định, trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, mối quan hệ giữa Đảng với Dân diễn biến một cách tốt đẹp. Kết quả của việc thực hiện mối quan hệ đó đã nâng tầm Đảng là Đảng anh minh, toả sáng, là niềm tự hào trong lòng nhân dân để nhân dân gọi Đảng là Đảng ta, Đảng của chúng ta. Từ quan hệ đó, nhân dân được bồi đắp, trở thành một động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển đất nước, thành chủ nhân của một xã hội ngày càng tốt đẹp. Mối quan hệ đặc sắc, tuyệt vời đó lại được toàn Đảng, toàn dân hết lòng củng cố, phát triển ngày càng bền chặt, là cội nguồn của sức mạnh kỳ diệu, nhất định sẽ đưa đất nước ta, dân tộc ta tận dụng mọi cơ hội, vượt qua tất cả thách thức, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước đi lên CNXH./.