Vì sao Thái Nguyên được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu?

11:11, 28/02/2012

Sau một thời gian dài hoạt động ờ nhiều nước, cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đi Trung Quốc để tìm cách về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.

Đầu năm 1940 Người đến Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) và đến tháng 8 năm ấy, trở lại Quế Lâm cùng với một số cân bộ, chuẩn bị điều kiện và chờ cơ hội trở về Tổ quốc. Tại đây, với tầm nhìn chiến lược, Người đã nhận định: căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta... Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể liến công, lúc khó khăn có thêm giữ". Như vậy, ngay từ khi còn ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có sự quan tâm đặc biệt đến phong trào cách mạng ở Thái Nguyên, thấy rõ vị trí chiến lược của vùng đất Thái Nguyên.

 

“Thời kỳ tiền khởi nghĩa khi Bác về Pác Bó đã cỏ ý định phát triển cơ sở xuống Thái Nguyên, vì Thái Nguyên là một địa bàn quan trọng tiến có thể đánh, lui có thể giữ" và nhân dân ở đây có truyền thống cách mạng...". Chính từ tầm nhìn chiến lược trên, sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã phái hai cán bộ (Nông Văn Quang và Trương Văn Thiết) về Định Hóa (Thái Nguyên) tìm bắt liên lạc và chuyển thư của Người đến đồng chí Vũ Hưng. Nhưng vào lúc này, thực dân Pháp đang ráo riết lùng bắt đồng chí Vũ Hưng, nên việc chắp nối liên lạc không thành. Từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, việc liên lạc giữa Cao Bằng với vùng xuôi trở nên đặc biệt quan trọng. Bác thường nói: "Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi".

 

Trước tình hình phát triển của phong trào cách mạng trong cả nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thấy ngoài việc liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng đi về miền xuôi. Có thế, khi địch khủng bố mới giữ được liên lạc, những hoạt động vũ trang của các đội du kích mới có thể tiến hành thuận lợi và nhất là mới tranh thủ kịp thời cơ biến chuyển tốt, cách mạng có thể tiến lên Tổng khởi nghĩa. Một số cán bộ được phân công nhiệm vụ đánh thông con đường từ Đông Khê về Đình Cả (Võ Nhai, Thái Nguyên); các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng phụ trách Ban xung phong Nam tiến, có nhiệm vụ mở con đường từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã để nối liền với Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên). Đến tháng 10/1943, hai đội quân  "Nam tiến" và “Bắc tiến" đã gặp nhau tại xã Nghĩa Tá - nơi giáp giới ba tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Hai trung tâm căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai đã được đánh thông với nhau, tạo thành một dải liên hoàn vững chắc.

 

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1 945), dưới ánh sáng bản Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, cao trào kháng Nhật cứu nước dâng lên khắp toàn quốc. Thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Huyện Định Hóa nằm trong dự định của lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn làm nơi Người dừng chân ở đây một thời gian để cơ mưu việc lớn. Về sự kiện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/l945), tôi đã cùng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về Chợ Chu (Định Hóa - Thái Nguyên) và thống nhất hai đội quân: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội Quân cứu quốc thành Việt Nam Quân giải phóng tại Định Biên Thượng (Định Hóa). Tiếp đó, tôi nhận được chỉ thị của Bác Hồ bố trí cho Bác về làm việc ở Chợ Chu. Tôi bàn với hai anh Tấn và Song Hào đề nghị Bác chọn Tân Trào, vì Chợ Chu tuy cơ sở chính trị, kinh tế đều tốt nhưng có đường thông thương với Thái Nguyên dễ bị uy hiếp; còn Tân Trào, dân cư có thưa thớt, kinh tế có khó khăn nhưng địa thế hiểm trở hơn. Châu Sơn Dương còn cách tỉnh lỵ Tuyên Quang bởi con sông Lô, tiện bảo vệ. Vì vậy, Tân Trào được chọn là nơi Bác ở và làm việc, trở thành Thủ đô Khu Giải phóng.

 

Ngày 14/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Từ Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn Đảng, toàn dân: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Quân giải phóng đã nổi dậy giành chính quyền từ trong tay phái xít Nhật. Chiều 20/8/1945, tại cuộc mít linh lớn được tổ chức ở sân vận động thị xã Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Lê Trung Đình làm Chủ tịch. Khoảng 21 giờ ngày 22/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến thị xã Thái Nguyên. Dù rất mệt vì mới trải qua trận ốm nặng, lại vượt một quãng đường dài, nhưng ngay tối hôm đó, Người vẫn gặp gỡ các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh để nắm tình hình địa phương và căn đặn những việc cần làm đối với một chính quyền cách mạng còn non trẻ.

 

Đúng như Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán, sau khi ký Hiệp định sơ bộ (6/3) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946), thực dân Pháp đã ngang nhiên bội ước, liên tiếp gây ra các hoạt động khiêu khích xâm lược ngày càng trắng trợn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân dân ta phải cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ những thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bùng nổ trong khi tiềm lực kinh tế và quân sự còn yếu, sức dự trữ kháng chiến rất mỏng manh. Ngược lại, thực dân Pháp có một đội quân viễn chinh nhà nghề giàu kinh nghiệm đi xâm lược, được trang bị vũ khí hiện đại. Nước Pháp là một cường quốc tư bản, có nền công nghiệp tiên tiến nên tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

 

Trong điều kiện so sánh lực lượng vật chất giữa ta và địch hết sức chênh lệch, muốn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, chúng ta không thể “đem loàn lực dốc vào một vài trận hòng phân thắng bại", mà phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng, tức là phải kháng chiến lâu dài. Điều kiện cơ bản để kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được những khu căn cứ vững chắc, an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh. Với tầm nhìn xa trông rộng, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa.

 

Cuối tháng 10/1946, Trưởng ban Tài chính Trung ương Đảng Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây đựng căn cứ địa kháng chiến. Một số địa điểm thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Nam Chợ Đồn (Bắc Kạn) được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong trường hợp phải rời khỏi Thủ đô. Tháng 11/1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội công tác đặc biệt do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách, chuyên lo việc nghiên cứu di chuyển và chọn địa điểm an toàn đặt các cơ quan Trung ương trong trường hợp xẩy ra chiến tranh. Giữa tháng 12/1946, một số cán bộ trong Đội công tác đặc biệt lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ.

 

Sau một thời gian khảo sát thực tế, cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt, Đội quyết định chọn các huyện Định Hóa, Đại Từ Phú lương Võ Nhai (Thái Nguyên) cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và Chợ Đồn Bắc Kạn làm nơi xây dựng ATK của Trung ương. Đó là nhưng nơi có đủ các yếu tố địa lợi và nhân hào đảm bảo sự an toàn cho các cơ quan đầu não kháng chiến hoạt động.