Về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội

09:11, 29/03/2013

Trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thấy ở nơi này nơi khác có những ý kiến lợi dụng việc này để đời sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp nói về sự lãnh đạo của Đảng với đất nước và xã hội. Thật ra việc này không có gì lạ, vì trong một bối cảnh chính trị, xã hội nhất định, thì việc xuất hiện những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu.

Trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thấy ở nơi này nơi khác có những ý kiến lợi dụng việc này để đời sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp nói về sự lãnh đạo của Đảng với đất nước và xã hội. Thật ra việc này không có gì lạ, vì trong một bối cảnh chính trị, xã hội nhất định, thì việc xuất hiện những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu.

 

 

Tiếp cận với những ý kiến trái chiều đó, chúng ta dễ phát hiện ra sự thiếu hụt những kiến thức lịch sử của người phát ngôn. Họ ngộ nhận mô hình nào đó từ bên ngoài, mà không tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Ở người này thì bộc lộ sự phiến diện trong xem xét vấn đề, ở người khác thì biểu hiện sự chao đảo về bản lĩnh chính trị, sự thoái hóa, biến chất, và tất cả đều xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân mà ra.

 

Trước hết cần khẳng định rằng từ những thập niên đầu của thế kỷ XX đến nay, ở nước ta chưa có một đảng chính trị nào có thể đảm đương vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính Đảng Cộng sản Việt Nam là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng này từ con số không về lực lượng vật chất, mà chủ yếu dựa vào lòng yêu nước của dân tộc và ý chí kiên cường, đi tiên phong của đội ngũ đảng viên của Đảng, để tạo ra lực lượng cho cách mạng. Đó là một thực tế lịch sử không cần phải tranh cãi!

 

Phải đến khi chúng ta giành được chính quyền năm 1945 và sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, trên chính trường Việt Nam mới xuất hiện hai đảng là đảng “Việt cách”, “Việt quốc” nhưng họ chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, rồi tự biến mất sau khi quân Tưởng Giới Thạch rút về nước. Từ sau hòa bình lập lại (năm 1954) đến năm 1975, ở nước ta có thêm hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy vậy trong quá trình hoạt động, hai đảng này luôn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đến lúc nhận thấy sự hạn chế của mình, hai đảng này đã ngừng hoạt động.

 

Còn với Đảng Cộng sản Việt Nam, vì sao vẫn giữ được vai trò lãnh đạo của mình trong suốt tiến trình cách mạng từ năm 1930 đến nay? Có mấy cái vì như thế này:

 

Một là, Đảng có tổ chức chặt chẽ từ Trung ương àïën cú sú; có học thuyết cách mạng khoa học (là chủ nghĩa Mác-Lê nin); có cương lĩnh hoạt động với tôn chỉ, mục tiêu rõ ràng; có đường lối chiến lược, sách lược trong đối nội, đối ngoại phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.

 

Hai là, Đảng có đội ngũ đảng viên kiên trung, bất khuất, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và che chở.

 

Ba là, Đảng tập hợp được xung quanh mình mọi lực lượng yêu nước, trong đó có những nhân sĩ, trí thức tài giỏi, dẫu không phải là đảng viên vẫn một lòng một dạ đi theo Đảng. Đảng cũng tập hợp được lực lượng của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

 

Bốn là, Đảng liên tục khẳng định được vị thế của mình thông qua những những chiến công hiển hách như cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thu non sông về một mối và đặc biệt là thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước từ hơn 20 năm qua, thiết nghĩ không phải kể chúng ta cũng rõ. Và đặc biệt là Đảng lãnh đạo đưa đất nước vượt qua những thời điểm ngàn cân treo sợi tóc, như giai đoạn bảo vệ chính quyền non trẻ sau khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, giai đoạn hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã.

 

Chính vì thế mà Đảng được dân tin, dân bảo vệ, và cũng chính vì thế mà việc Điều 4 của Hiến pháp thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội là sự phản ảnh trung thực, khách quan tình hình cách mạng nước ta. 

 

Có một câu hỏi cần đặt ra là, vì sao vào những thời điểm khó khăn ác liệt nhất của cách mạng nước ta, không thấy có ai lên tiếng về sự lãnh đạo của Đảng? Còn bây giờ, khi thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đang hiện hữu trong miếng cơm, manh áo cùng các phương tiện sinh hoạt trong mỗi gia đình chúng ta, thì lại có người hăng hái đòi đa nguyên, đa đảng, đòi xét lại Điều 4 của Hiến pháp? Họ dựa vào những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng mà Nghị quyết TW4 (khóa XI) đã nêu, làm cơ sở cho lý lẽ ngụy biện của mình. Họ cố tình không nhìn nhận một thực tế là: Quá trình Đảng lãnh đạo một cuộc cách mạng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ở một nước nhỏ, thoát thân từ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thì việc có những sai lầm, khuyết điểm là điều không thể tránh được. Điều quan trọng là, với quan điểm tiến bộ của một Đảng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không che giấu mà tự phê bình trước toàn dân về những khuyết điểm của mình và nêu quyết tâm sửa chữa. Đảng thừa nhận vai trò của nhân dân và kêu gọi toàn dân cùng chung sức tham gia xây dựng Đảng, thể hiện ngay trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này đã khẳng định “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, như thế chẳng trong sáng và minh bạch đó sao?

 

Việc ở một quốc gia tồn tại một đảng hay nhiều đảng chính trị là do sự vận động nội tại của xã hội ở quốc gia đó, không thể mang mô hình của nước này áp đặt cho nước kia. Vấn đề là ở chỗ, nếu đảng cầm quyền không đủ khả năng vận dụng thành công những quy luật khách quan để thực hiện cương lĩnh của mình, để đứng vững trong lòng quần chúng thì sẽ không tồn tại. Chính vì nhận thức được như thế mà Đảng ta đã sớm đổi mới, giữ được vai trò lãnh đạo của mình và để có được vị thế như ngày nay.

 

Chúng ta cùng tin tưởng rằng, không có một lực lượng chính trị nào thật lòng và thiện chí với mục tiêu xây dựng đất nước. “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta lại từ chối hợp tác với họ. Lịch sử cuộc cách mạng của chúng ta đã chứng minh như thế và trong tương lai cũng sẽ chứng minh như thế!