Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế về tình hình diễn biến Biển Đông. Tham gia họp báo có ông Lê Hải Bình - người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Trần Duy Hải , Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia… cùng nhiều nhà báo của các hãng tin lớn trên thế giới như AFP, AP, NHK…
VOV.VN -
LIÊN QUAN
Cử tri kiến nghị Quốc hội tìm đối sách giải quyết vụ Trung Quốc đặt giàn khoan
Cử tri cả nước bất bình với hành động ngang ngược của Trung Quốc
Báo cáo Quốc hội việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
5 biện pháp đối phó với hành động gây hấn của Trung Quốc
TIN ĐỌC NHIỀU
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế
Đại biểu Quốc hội hoan nghênh chính kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ quan điểm của Việt Nam về tương lai châu Á
Họp báo quốc tế: Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam
Việt Nam kiêm quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng
Tại buổi họp báo, đại diện của Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 để không ảnh hưởng tới an ninh hàng hải khu vực.
Ông Hải cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc không để ảnh hưởng an ninh hàng hải khu vực. Sau khi rút giàn khoan, Việt Nam và Trung Quốc sẽ bàn bạc, nhưng Trung Quốc gần đây đưa ra nhiều thông tin sai lệch liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Trước tiên, tôi xin bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này được công nhận bởi luật pháp quốc tế và không bị nước nào phản đối.
Thời Pháp thuộc, Pháp thay mặt Việt Nam quản lý hai quần đảo trên, phản đối các yêu sách của nước khác về hai quần đảo này. Tại Hội nghị Sanfrancisco, phái đoàn Liên Xô đã đề nghị trao trả Hoàng Sa cho Trung Quốc nhưng 49/51 quốc gia đã phản đối. Trưởng phái đoàn Việt Nam, Trần Văn Liệu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam nhưng không gặp phản đối bất cứ ai.
Năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối hành động này. Hành vi cưỡng chiếm là trái phép, không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc. Bị vong lục của Trung Quốc năm 1958 cũng công nhận xâm lược không đem lại chủ quyền. Thực tế, đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Việc Trung Quốc nói có chủ quyền ở Hoàng Sa là không đúng.
Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa. Từ nhiều thế kỷ nay, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa (Việt Nam) một cách hòa bình, không bị nước nào phản đối.
Trung Quốc gần đây đã viện dẫn sai lệch công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Công thư này chỉ ghi nhận Trung Quốc tuyên bố chủ quyển lãnh hải 12 hải lý, không nhắc gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc không đề cập là đúng vì hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 nên được Pháp chuyển giao cho Việt Nam Cộng hòa.
Như vậy, nói Hoàng Sa không có tranh chấp là mâu thuẫn với chính lời lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình khi đó là Phó Thủ tướng cũng đã công nhận hai nước có tranh chấp năm 1958, Đặng Tiểu Bình là lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nên không thể không biết. Những văn bản này có trong bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có thể thấy trên các trang mạng và Việt Nam có thể cung cấp.
Liên quan đến câu hỏi Công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc năm 1958, ông Hải khẳng định công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là 1 văn bản ngoại giao, trong đó có nêu rõ Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vòng 12 hải lý. Tuyệt nhiên không đề cập đến chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
|
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể".
Ông Hải cho biết thêm, giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc có tham gia.
Ông Hải khẳng định công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị đối với việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông đã được Việt Nam thực hiện từ những năm cuối 1960- đầu 1970. Từ đó đến nay Việt Nam đã tiến hành kiếm soát trong giới hạn 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Các hoạt động dầu khí ở miền Trung, nơi Trung Quốc qua Công ty CNOOC gọi thầu, Việt Nam vẫn tiến hành khảo sát. Hoạt động dầu khí của PVN đang triển khai bình thường, phù hợp với UNCLOS 1982. Việt Nam từ trước đến nay đều công bố công khai mà không có bất kỳ cản trở, phản đối nào.
Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam./.