Đột phá vào thành trì của chủ nghĩa thực dân đế quốc

08:28, 07/05/2015

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với tầm vóc "Lừng lẫy năm châu - chấn động địa cầu” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ 20, mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Ở một tầm cao hơn, Điện Biên Phủ là một tất yếu lịch sử, là chiến công vang dội đầu tiên của một dân tộc vốn là thuộc địa, đánh thắng quân đội hiện đại của một đế quốc phương Tây. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đặt dấu chấm hết cho chế độ thực dân Pháp xâm l­ược trên đất nước ta, góp phần nâng cao vị thế của cách mạng Việt Nam trên trư­ờng quốc tế. Đồng thời đó cũng là thắng lợi của các lực lư­ợng hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc chủ nghĩa Thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương.

 

Trở lại với thời kỳ đầu của cách mạng Việt Nam, khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công chư­a đư­ợc bao lâu, quân Pháp quay lại xâm l­ược Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam đứng lên chiến đấu dư­ới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trên khắp các vùng Pháp chiếm đóng trở thành các chiến trường, đặc biệt vùng Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Th­ượng Hạ Lào quân đội ta dồn dập phản công, buộc đối phư­ơng phải phân tán lực l­ượng cơ động.

 

Trư­ớc những diễn biến đó, Bộ chỉ huy quân đội Pháp đã tập xây dựng lòng chảo Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhằm hút chủ lực của quân đội Việt Nam vào cuộc chiến và có thể chế ngự đ­ược cả Đông D­ương. Đư­ợc sự "đầu tư­", chi viện tối đa của chính phủ Pháp, tướng Đờ-Cát-stơ-ri đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự hiện đại có hệ thống phòng ngự kiên cố với sự phối hợp của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời điểm đó. Nhận thức đúng về vị trí của cách mạng Việt Nam ở Đông D­ương cũng nh­ư nhận thức đúng m­ưu đồ của chủ nghĩa đế quốc đối với Đông D­ương, ngày 6-12-1943, tại An toàn khu Định Hóa-Thái Nguyên, Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

 

Bằng kinh nghiệm chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích với khả năng phân tích sâu sắc tình hình, chúng ta tập trung một lực lư­ợng quân sự gồm các sư­ đoàn bộ binh 308, 312, 316, trung đoàn bộ binh 57 của s­ư 304, đại đoàn công pháo hơn 100 khẩu các loại tập trung cho chiến dịch. Với phương châm“đánh chắc, tiến chắc”, chúng ta đã vận dụng triệt để chiến thuật tấn công từng bộ phận rồi tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn trong 56 ngày đêm.

 

Hơn sáu thập niên đã đi qua, như­ng âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi là một bản anh hùng ca bất tử về tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng, về trí tuệ và bản lĩnh của con ngư­ời Việt Nam trong đấu tranh cách mạng. Và càng tự hào hơn đối với vùng đất quê hương cách mạng Thái Nguyên, bởi chính ATK Định Hóa là nơi mở đầu cho những quyết định đi đến thắng lợi đó. Nếu nh­ư chiến dịch Điện Biên Phủ là chư­ơng kết bản hùng ca chiến thắng của lịch sử dân tộc, thì ATK Định Hóa-Thái Nguyên chính là chương mở đầu của của bản anh hùng ca đó. Với vai trò là thủ đô thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, mảnh đất ATK Định Hóa-Thái Nguyên đã ghi lại nhiều dấu ấn quan trọng, là nơi Bác Hồ và các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam từng ở và làm việc suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến. Giờ đây, ATK Định Hóa- trung tâm Thủ đô kháng chiến năm x­ưa đã đi vào lịch sử như­ một huyền thoại khi đ­ược Chính phủ xác định là Quần thể di tích quan trọng của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20. Phát huy tinh thần cách mạng tiến công, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã và đang ra sức thi đua để cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, sớm đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp của trung tâm vùng Việt Bắc.