Nỗ lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

02:54, 04/07/2022

Ngày 4/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.

Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nửa năm 2022 đã đi qua trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp mà có yếu tố chưa dự báo hết như cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, xung đột ở Ukraine làm tăng giá xăng dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo Thủ tướng, nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế dự báo khó khăn tiếp tục do ảnh hưởng dịch Covid-19 và liên tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn so đầu năm. Lạm phát tăng ở mức cao tại hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các đối tác lớn của Việt Nam, đặc biệt trong tháng 5 và 6 vừa qua. Nhiều đối tác lớn phải thay đổi chính sách, điều này khiến tài chính, tiền tệ, nợ công, các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng; kinh tế toàn cầu có nhiều khả năng rơi vào suy thoái; an ninh năng lượng, lương thực đang trở thành vấn đề toàn cầu. Dịch Covid-19 sau một thời gian lắng xuống có nguy cơ bùng phát. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Những điều trên tác động đến nhiều mặt tình hình trong nước trên các lĩnh vực. Chúng ta có những thuận lợi như kế thừa thành quả của nhiều nhiệm kỳ qua. Bên cạnh đó vẫn còn có vấn đề nội tại, vẫn phải tiếp tục khắc phục hạn chế, bất cập, tồn đọng nhiều năm, các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, bất ngờ; khả năng chống chịu của nền kinh tế nước ta có hạn; quy mô nền kinh tế có tăng lên nhưng khó chống chịu các cú sốc từ bên ngoài.

Trong tình hình hiện nay, sức ép từ lạm phát rất cao, giá cả đầu vào, nguyên vật liệu cho sản xuất, kinh doanh, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các thị trường lớn đều bị ảnh hưởng. 

Quang cảnh hội nghị.

Từ đầu năm đến nay, trước những khó khăn như vậy, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Quốc hội, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, vào điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương, chúng ta vượt qua được một số khó khăn, kiểm soát dịch bệnh, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, có mặt khởi sắc ấn tượng.

Bên cạnh đó, chúng ta còn một số khó khăn còn phải chú ý, tiếp tục giải quyết như dịch bệnh, thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế; vấn đề liên quan giải ngân vốn đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia phải đẩy mạnh hơn nữa. Trên nền tảng đạt được, nhất là tăng trưởng quý II đạt khá, kiểm soát lạm phát được, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách tăng cao, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, các cân đối lớn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; bảo đảm an sinh xã hội; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, đối ngoại được mở rộng… Chúng ta cũng phải dự báo được tình hình 6 tháng cuối năm, những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cần xử lý nhanh, kịp thời để không rơi vào tình trạng bị động, lúng túng. 

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận thẳng thắn, khách quan, trung thực, đầy đủ, toàn diện tình hình 6 tháng đầu năm; chỉ ra những cái chưa được, nên nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học gì để cho 6 tháng tới phát huy, làm tốt hơn; phải xác định rõ khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

Các bộ, ngành, địa phương chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo nguyên tắc phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Điều quan trọng là chúng ta cần có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phù hợp tình hình, bối cảnh trong nước và ngoài nước, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng sự mong muốn của nhân dân và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương.  

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.

* Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước như: lạm phát, giá cả tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng, nguy cơ suy thoái kinh tế và mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực gắn với tác động của xung đột Nga-Ukraine; điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam. 

Nền kinh tế trong nước đã có bước phục hồi nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả xăng dầu, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng cao, tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp.

Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự ủng hộ của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, địa phương đã quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP; thích ứng với bối cảnh mới; vừa tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt và những tồn tại, yếu kém, điểm nghẽn của nền kinh tế, vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, hỗ trợ tích cực phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022.

Kinh tế có bước phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao đề ra, trong đó, GDP quý II ước tăng 7,72% so cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến kịch bản và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 2,44%, là mức tương đối thấp so với cùng kỳ các năm trước dịch. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, đến ngày 23/6, tăng trưởng tín dụng đạt 8,85% so với cuối năm 2021; mặt bằng lãi suất duy trì hợp lý, hỗ trợ tích cực nhu cầu tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, mặt bằng tỷ giá ổn định.

Cân đối ngân sách nhà nước tích cực, 6 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 66,1% dự toán, tăng 18,8% so cùng kỳ; trong đó thu nội địa đạt 63,2% dự toán, tăng 15,8%, dầu thô đạt 121,3% dự toán, tăng 80,8%. Qua đó, mở rộng dư địa tài khóa để có thể triển khai các chính sách hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các thành viên Chính phủ tham dự hội nghị.

Cân đối thương mại tiếp tục đà tăng trưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng tăng 16,4% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu tăng 17,3%, nhập khẩu tăng 15,5% so cùng kỳ, riêng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 20%, xuất siêu 6 tháng đạt 710 triệu USD. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, giá trị tăng thêm toàn ngành quý II tăng 9,87% so cùng kỳ ; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,45%. Tính chung 6 tháng, giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 8,48% so cùng kỳ.

Thương mại, dịch vụ phục hồi rõ nét nhờ giải pháp ứng phó dịch Covid-19 phù hợp, hiệu quả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Quý II tăng 19,5% so cùng kỳ (Quý II năm 2021 tăng 5,1%); tính chung 6 tháng tăng 11,7%, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm trước dịch…



  • Tìm hiểu Smoovy cho phụ nữ