Đó là chủ trương, phương án phát triển mạng lưới giao thông thông minh của Thái Nguyên vừa được Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thái Nguyên có vị trí quan trọng, là trung tâm vùng trung du, miền núi phía Bắc, cực tăng trưởng Bắc Thủ đô Hà Nội. Do đó, để thực hiện thành công phương án phát triển mạng lưới giao thông liên vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh đang gấp rút chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp.
Công trình xây dựng Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Ảnh T.L |
Theo phương án phát triển giao thông của tỉnh, thời gian tới, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các công trình hạ tầng giao thông khác trên địa bàn sẽ được bổ sung mới với quy mô lớn, tính chất đồng bộ, thông minh, kết nối rộng.
Về đường bộ sẽ có 3 tuyến trục dọc, 4 tuyến trục ngang và 2 tuyến vành đai. Cùng với đó, có 2 tuyến đường cao tốc, 6 tuyến quốc lộ, 5 tuyến đường trọng điểm, 20 tuyến đường tỉnh hiện có và 15 tuyến đường tỉnh quy hoạch mới.
Về đường sắt, có các tuyến Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến Kép - Lưu Xá và tuyến Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái. Đường thuỷ có tuyến trên sông Cầu, đoạn từ ngã ba sông Cầu - sông Công đến Hà Châu dài 21km; tuyến trên sông Công, đoạn từ ngã ba sông Cầu - sông Công đến Cải Đan dài 19km.
Về các công trình hạ tầng giao thông khác, có các bến xe khách cấp huyện, trong đó riêng TP. Thái Nguyên có 3 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 1; có các bãi đỗ xe công cộng trong khu vực trung tâm cấp huyện, khu công nghiệp, thương mại, khu hành chính; có thêm 2 cảng cạn tại TP. Phổ Yên và huyện Phú Bình; xây dựng thêm trạm dừng nghỉ trên tuyến Quốc lộ 3 cũ...
Ngay sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ngành, trong đó có sở Giao thông - Vận tải tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch theo lĩnh vực phụ trách. Tỉnh yêu cầu các sở, ngành phải thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, bám sát tiến độ lập quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia để tham mưu cho tỉnh; nghiên cứu xây dựng, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp; tăng cường thu hút đầu tư, huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Đối với phát triển mạng lưới giao thông, Sở Giao thông - Vận tải đã chủ động đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các nội dung theo phương án đã được phê duyệt vào các quy hoạch có liên quan. Đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường bộ trong quy hoạch theo quy mô, lộ giới đã duyệt.
Để phối hợp thực hiện tốt phương án phát triển mạng lưới giao thông, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, các ngành quan trọng như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng cùng UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã được giao phối hợp triển khai hiệu quả các giải pháp. Trong đó, đáng chú ý, ngành Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành xây dựng Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh, tham mưu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phù hợp, đảm bảo có qũy đất phục vụ các dự án giao thông.
Theo yêu cầu, Thái Nguyên phát triển mạng lưới giao thông phải trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để phát triển theo hướng thông minh, điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian, chi phí đi lại, thuận tiện và thân thiện với môi trường. Đặc biệt là phải xây dựng được hệ thống giao thông có tính liên kết vùng để không chỉ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên mà của cả vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin