8 dấu hiệu bạn nên từ chối nhận việc

TNĐT 14:55, 28/02/2023

Phải thừa nhận rằng tìm được một công việc thích hợp và yêu thích không phải là một điều dễ dàng, nó cần có cả quá trình, vừa là thời gian vừa là công sức. Và chắc hẳn là nhận được lời mời làm việc là một tin tốt nhưng nếu gặp phải một trong 8 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần phải cân nhắc, có thể từ chối nhận việc bởi nó có thể mang đến nhiều vấn đề cho bạn. 

Người phỏng vấn có thái độ không phù hợp 

 

Phỏng vấn được coi là bước đầu tiên để bạn làm quen với công việc, công ty mới trong quá trình tìm việc online tại Đà Nẵng, TPHCM hay Hà Nội... Và đó cũng là quá trình săn tìm, chọn lọc ứng viên phù hợp và có khả năng mang đến giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp người phỏng vấn có thái độ không hợp tác, đi muộn giờ, không xem kỹ CV,... thì cần xem xét lại trước khi quyết định nhận việc bởi điều này chứng tỏ người phỏng vấn chưa có chiến lược tuyển dụng và đồng thời cũng không dành cho bạn sự tôn trọng.

Nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi không phù hợp

Trong buổi phỏng vấn thi thoảng nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi không liên quan đến chuyên môn để xem tính cách hoặc cách ứng biến của bạn. Tuy nhiên, bạn phải xem xét lại nếu gặp những câu hỏi về giới tính, chủng tộc hay tôn giáo. Trong trường hợp những câu hỏi này lại là chủ đề chính của buổi phỏng vấn thì bạn nên từ chối làm việc tại đây nếu nhận được lời mời bởi khó có thể phát triển bản thân trong môi trường ấy.

 

Không có lộ trình phát triển rõ ràng

Trước khi nhận lời mời làm việc ở vị trí mới, bạn cần đánh giá lộ trình phát triển và thăng tiến của mình trong công việc này có phù hợp với mình không. Bạn có thể hỏi thẳng người phỏng vấn về vấn đề này hoặc xem các tài liệu tuyển dụng nói chung. Chẳng hạn, bạn có thể thấy mình bắt đầu làm ở vị trí nhân viên bán hàng, dần tiến lên vị trí trưởng nhóm quản lý bán hàng, tiếp theo đó là trưởng phòng, thì đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không xác định được trong vòng 3-5 năm tới mình có bước tiến sự nghiệp gì trong công việc thì khó có thể có động lực làm việc tích cực. Điều này có thể trở thành tiêu chí để bạn cân đo đong đếm xem có nên chọn công việc này hay không.

Công việc được phân công không rõ ràng

Mỗi công việc đều có mô tả hạng mục công việc riêng, bạn không nhất thiết làm phần việc không nằm trong trách nhiệm của mình. Bạn cần phải hiểu rằng học hỏi thêm những mặt mới trong ngành không đồng nghĩa với việc bạn phải gánh thêm việc của bộ phận khác. Nếu như bạn cảm thấy không rõ ràng trong việc phân chia công việc thì nên từ chối nhận việc. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ bị bóc lột sức lao động.

Công ty không được đánh giá cao

Trong thời đại internet phát triển mạnh mẽ hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm đọc các lời nhận xét, đánh giá về công ty tương lai của mình trong vài cú nhấp chuột. Trên thực tế, không phải công ty nào cũng có văn hóa doanh nghiệp hoặc môi trường làm việc tốt. Nếu bạn đọc thấy nhận xét của các nhân viên hiện tại hoặc nhân viên cũ đều không tích cực thì nên cân nhắc từ chối nhận công việc đó.  
Tỷ lệ nghỉ việc cao

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao có thể dễ xảy đến với các công việc part-time. Còn với các công việc toàn thời gian, công việc hành chính văn phòng nói chung thì nếu tỷ lệ này cao đồng nghĩa với mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp thấp, có thể là do tiền lương, chính sách công ty, công việc không phù hợp,...

Môi trường làm việc thiếu thân thiện

Trong thời gian phỏng vấn cũng như thử việc, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc. Mặc dù không gian làm việc cần tập trung cao độ, nghiêm túc nhưng lại thiếu giao tiếp kết nối, khiến cho không khí ảm đạm thì đây cũng có thể là dấu hiệu bạn nên cân nhắc về khả năng nhận việc.

Thiếu cân bằng công việc và cuộc sống

 

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng có thể quyết định sự hiệu quả và năng suất làm việc của một nhân viên. Khi bạn nhận thấy công việc sẽ chiếm quá nhiều thời gian và thể ảnh hưởng tới chất lượng đời sống cá nhân của mình thì đây cũng là dấu hiệu báo động chỉ cho thấy bạn nên từ chối nhận việc.