Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 tại làng Tam Sơn, tổng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) trong một gia đình nông dân lao động.
Năm 1922 sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học trường Kiêm Bị, Bắc Ninh, đồng chí vào học Trường Bưởi, Hà Nội. Tại đây Ngô Gia Tự đã được đọc báo “Người cùng khổ”, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Cuối năm 1925, đầu năm 1926 sau khi tham gia phong trào đấu tranh của cả nước đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh, đồng chí Ngô Gia Tự rời Trường Bưởi vào mùa hè năm 1926. Trở lại quê đồng chí vừa lao động, vừa tự học và tham gia hoạt động cách mạng. Cuối năm 1926 đồng chí Ngô Gia Tự được kết nạp vào tổ chức Hội Việt
Sau thời gian ngắn tuyên truyền vận động, tháng 7 năm 1927 hai chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập: Chi hội Tam Sơn và chi hội Thị xã Bắc Ninh. Để nâng cao trình độ cho hội viên và mở rộng cơ sở hội, đồng chí Ngô Gia Tự đã mở nhiều lớp huấn luyện cho hội viên. Đến giữa năm 1927, tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự được chỉ định là ủy viên tỉnh bộ. Đến giữa năm 1928 đồng chí là Bí thư tỉnh bộ Bắc Ninh-Bắc Giang. Tháng 9-1928 đồng chí được bầu làm Ủy viên Kỳ bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ. Tại Hội nghị kỳ bộ Bắc Kỳ, đồng chí Ngô Gia Tự và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã đề nghị tăng cường thâm nhập vào quần chúng công nông. Hội nghị đã quyết định đưa hội viên đi “vô sản hóa” vào làm công nhân ở các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền, “vô sản hóa” đã trở thành phong trào mạnh mẽ.
Đồng chí Ngô Gia Tự đã đi “vô sản hóa” tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Đồng chí đã cùng các hội viên tiên tiến khác trong Hội Việt
Tháng 3-1929 chi bộ Cộng sản đầu tiên ở trong nước được thành lập tại Hà Nội trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Cộng sản, Đại hội kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp ngày 28-3-1929 đã nhất trí tán thành chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.
Ngày 1-5-1929, Đại hội toàn quốc của Việt Nam cách mạng thanh niên đã họp ở Hương Cảng. Đoàn đại biểu Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ, mà vai trò kiên quyết và xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự đưa ra đề nghị giải tán Việt Nam cách mạng thanh niên, thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc kỳ đã bỏ Đại hội ra về.
Ngày 17-6-1929 Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự đã tham gia Ban chấp hành Trung ương lâm thời. Theo sự phân công của Trung ương, cuối tháng 7-1929 đồng chí Ngô Gia Tự vào phụ trách Nam Kỳ. Đồng chí đi “vô sản hóa” ở bến cảng và sống cùng anh em lao động ở xóm Chiếu. Đồng chí đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân, góp phần xây dựng nhiều tổ chức Công hội ở Sài Gòn-Chợ Lớn, các chi bộ của Đông dương Cộng sản Đảng ở nhà máy Ba Son, đồn điền cao su Phú Riềng. Sự ra đời và phát triển của Đông Dương Cộng sản Đảng đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng trong nước. Chỉ trong thời gian ngắn đã có ba tổ chức Cộng sản được thành lập trên đất nước ta. Sau Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản ở Nam Kỳ thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và cử đồng chí Ngô Gia Tự làm bí thư cấp ủy lâm thời Đảng bộ Nam Kỳ.
Giữa lúc phong trào cách mạng đang dâng cao thì đồng chí Ngô Gia Tự, người lãnh đạo chủ chốt và xuất sắc của Đảng bộ Nam Kỳ, một trong những người sáng lập Đảng ta, đã sa vào tay giặc. Biết đồng chí là một nhân vật quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kẻ thù tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, giam cầm tại nhiều nhà tù, tra tấn dã man, nhưng không khuất phục được trước ý chí sắt đá và tinh thần dũng cảm của đồng chí. Bị giam ở khám Lớn Sài Gòn, Hỏa Lò-Hà Nội, hay bị đầy ra Côn đảo, ở đâu đồng chí cũng đi đầu trong phong trào đấu tranh không khoan nhượng chống tư tưởng thỏa hiệp, đầu hàng, dao động…xuất hiện trong một số người tù, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng chí là một chi ủy viên chi bộ nhà tù Côn đảo và là một giảng viên lý luận xuất sắc, đồng chí thường xuyên viết bài cho tờ “ý kiến chung”, “Tiến lên” cơ quan tuyên truyền của Hội cứu tế tù nhân ở Côn đảo.
Cuối năm 1934, Đảng bộ nhà tù Côn đảo quyết định tổ chức cho đồng chí Ngô Gia Tự và một số đồng chí khác vượt ngục trở về đất liền để tiếp tục xây dựng và lãnh đạo phong trào cách mạng. Cuộc vượt ngục nguy hiểm đó đã không thành công. Ngô Gia Tự và một số đồng chí khác đã bị chìm giữa biển cả và mãi mãi không trở về.